Hôi miệng gây mất tự tin hoặc khiến người xung quanh khó chịu khi giao tiếp. Đặc biệt tình trạng hôi miệng do dạ dày còn là một biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa mà bạn không thể chủ quan. Bài viết này Fanmen sẽ hướng dẫn bạn cách trị hôi miệng từ dạ dày đơn giản, hiệu quả tại nhà bằng thuốc, các loại thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống...? Khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Trị hôi miệng từ dạ dày
Nguyên Nhân Chính Gây Nên Hôi Miệng Từ Dạ Dày
Theo các nghiên cứu, hôi miệng từ dạ dày là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn. Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi khó chịu bắt nguồn từ dạ dày.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản, thậm chí là lên miệng. Loại axit này thường có mùi chua, khó chịu, khi tiếp xúc với khoang miệng sẽ gây ra mùi hôi miệng đặc trưng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng do dạ dày.
Do thói quen ăn uống không lành mạnh
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ cay nóng, rượu bia, cà phê hay các loại thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi, gia vị cay hoặc thói quen hút thuốc lá cũng làm tăng tiết axit trong dạ dày, kích thích dạ dày, từ đó gây trào ngược và dẫn đến hôi miệng.
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là tác nhân gây nên viêm loét dạ dày và một số bệnh lý tiêu hóa khác. Khi vi khuẩn này phát triển, nó sẽ sản sinh ra các chất thải có mùi hôi, làm cho hơi thở có mùi khó chịu kéo dài, dù cho bạn có đánh răng và dùng nước súc miệng kỹ lưỡng.
Rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu
Rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu
Khi thức ăn không được tiêu hóa hết hoặc lưu lại lâu trong dạ dày, ruột sẽ lên men, sinh ra các khí gây nên mùi hôi như khí sulfur, khí methane. Những khí này theo đường tiêu hóa có thể thoát ra qua hơi thở hoặc miệng, gây hôi miệng.
Một số bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa
Một số bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa
Ngoài dạ dày, các vấn đề khác ở ruột non, đại tràng, gan mật hoặc tuyến tụy cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây nên một mùi hôi khó chịu, dai dẳng từ hơi thở.
Xem thêm: Hôi Miệng Do Dạ Dày - Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả
Cách Trị Hôi Miệng Từ Dạ Dày Đơn Giản, Hiệu Quả Ngay Tại Nhà
Hôi miệng gây nhiều phiền toái cho cuộc sống hàng ngày và vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm. Tùy thuộc vào tình trạng, bạn có thể lựa chọn nhiều phương pháp để giảm hôi miệng.
Chữa hôi miệng dạ dày bằng thuốc
Chữa hôi miệng dạ dày bằng thuốc
Với những trường hợp trào ngược dạ dày, viêm dạ dày kéo dài, việc chữa trị bằng thuốc là khá phổ biến. Tùy vào bệnh lý và tình trạng bệnh cụ thể sau khi kiêm tra, thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thuốc phù hợp. Trong đó, một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến như:
Thuốc bảo vệ niêm mạc: Có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi các tác động từ axit và dịch vị dạ dày khi trào ngược lên khoang miệng như Dimeticol, Alginat, Sucralfate, …
Thuốc giúp điều hòa nhu động ruột: Có công dụng thúc đẩy môn vị dạ dày và giúp tăng cường vận động. Đồng thời, giảm hội chứng trào ngược dạ dày hiệu quả.
Lưu ý: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh các tác dụng ngược đến sức khỏe của mình.
Sử dụng các thảo dược hỗ trợ tiêu hóa
Sử dụng thảo dược hỗ trợ tiêu hóa
Có một số loại thảo dược có hiệu quả rất tốt trong việc hạn chế các vấn đề về dạ dày của bạn như gừng, bạc hà, cam thảo hoặc một số loại thuốc nam. Bạn có thể dùng các loại thảo dược này để hãm trà để làm dịu dạ dày, giảm viêm và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Gừng tươi: Có tác dụng chống viêm, giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa. Sử dụng nước gừng tươi để súc miệng hàng ngày sẽ giúp bạn có một hơi thở thơm tho suốt cả ngày.
Bạc hà: Giúp giảm đầy hơi, kích thích tiêu hóa, làm mát hơi thở. Không cần đun nấu mất thời gian, bạn chỉ cần nhai một vài lá bạc hà tươi rồi súc miệng.
Cam thảo: Giúp giảm viêm loét dạ dày, cân bằng axit.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý
Hạn chế thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ chiên rán và các loại thực phẩm dễ gây trào ngược như cà phê, rượu bia, socola, nước có gas.
Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi giúp tăng cường chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và giảm axit dạ dày. Ví dụ như rau cải xanh, bắp cải, táo, chuối, lê.
Ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch để hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh như Probiotic giúp hỗ trợ cân bằng vi khuẩn đường ruột, giúp giảm hôi miệng do rối loạn tiêu hóa.
Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn
Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn
Ăn quá no hoặc quá nhanh cũng có thể gây áp lực lên dạ dày của bạn, dẫn đến trào ngược, đầy hơi, từ đó gây hôi miệng.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bạn nên ăn đủ 3 bữa chính và có thể là 1-2 bữa phụ trong ngày, tránh bỏ bữa và chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày dễ tiêu hóa, nhai kỹ để giảm gánh nặng tiêu hóa cho dạ dày.
Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước sẽ giúp làm sạch khoang miệng của bạn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, đồng thời cũng giảm bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày.
Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, tương đương với 8 ly nước, nhưng lượng nước cụ thể còn tùy thuộc vào cân nặng, nhiệt độ môi trường xung quanh và hoạt động thể chất
Giữ vệ sinh răng miệng kỹ càng
Giữ vệ sinh răng miệng kĩ càng
Hôi miệng do dạ dày có thể nặng hơn nếu vi khuẩn trong khoang miệng không được kiểm soát tốt.
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có fluoride.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Sử dụng các loại nước súc miệng diệt khuẩn không cồn như Listerine hoặc Colgate Plax sẽ giúp giảm vi khuẩn gây mùi.
Tránh căng thẳng, stress
Tránh căng thẳng, stress
Stress sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm tăng tiết axit dạ dày và gây trào ngược.
Bạn nên thư giãn và thả lỏng cơ thể bằng các phương pháp như thiền, yoga, tập thở sâu. Đồng thời, cần ngủ đủ giấc và duy trì lối sống lành mạnh.
Nâng cao đầu khi ngủ
Nâng cao đầu khi ngủ
Tư thế ngủ có thể giúp giảm trào ngược dạ dày, từ đó giảm trào ngược dạ dày. Bạn có thể dùng gối nâng cao đầu khoảng 15-20cm khi ngủ và tránh nằm ngay sau khi ăn, nên nghỉ ngơi đứng hoặc ngồi ít nhất 1-2 giờ trước khi ngủ.
Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà
Khi Nào Cần Đi Gặp Bác Sĩ Vì Hôi Miệng Từ Dạ Dày?
Khi nào nên đi gặp bác sĩ vì hôi miệng từ dạ dày?
Hôi miệng do dạ dày đôi khi chỉ là dấu hiệu nhẹ, có thể cải thiện bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.
Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải các dấu hiệu sau:
Hôi miệng kéo dài hơn 2 tuần, dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Đau bụng vùng thượng vị hoặc lan ra sau lưng, cảm giác nóng rát dai dẳng.
Buồn nôn, nôn mửa liên tục, có thể kèm theo máu hoặc dịch màu đen.
Ợ hơi, ợ nóng, khó nuốt hoặc cảm giác vướng nghẹn khi ăn uống.
Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài.
Có tiền sử hoặc nghi ngờ viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết như nội soi dạ dày, test vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đừng chủ quan với dấu hiệu hôi miệng từ dạ dày kéo dài vì nó có thể là cảnh báo từ các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa. Thăm khám sớm sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Cách Trị Hôi Miệng Từ Dạ Dày
1. Hôi miệng từ dạ dày có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Hôi miệng do nguyên nhân từ dạ dày hoàn toàn có thể cải thiện rõ rệt hoặc chữa khỏi nếu nguyên nhân được xác định chính xác và điều trị đúng cách. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt kết hợp với thuốc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng hiệu quả.
2. Có cần dùng thuốc khi bị hôi miệng do dạ dày không?
Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị viêm loét, thuốc ức chế tiết axit hoặc men tiêu hóa. Tuy nhiên, một số trường hợp nhẹ có thể kiểm soát tốt bằng thay đổi thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng.
3. Sử dụng men vi sinh có giúp giảm hôi miệng do dạ dày không?
Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm khí gây mùi trong dạ dày, do đó có thể hỗ trợ cải thiện hơi thở.
Trên đây là giải đáp chi tiết về về cách trị hôi miệng từ dạ dày đúng và hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn khái quát về vấn đề này và biết cách chữa trị phù hợp với bản thân. Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm cho nam giới Fanmen để cập nhật những kiến thức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn! Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.