Hôi miệng do dạ dày là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu do mắc các bệnh lý dạ dày, không phải xuất phát từ vấn đề răng miệng. Khi thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả khoang miệng dẫn đến hôi miệng. Bài viết này hãy cùng Fanmen tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm hôi miệng do dạ dày nhé.
Hôi miệng do dạ dày
Hôi Miệng Do Dạ Dày Là Gì?
Hôi miệng do dạ dày là gì?
Hôi miệng do dạ dày là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu xuất phát từ các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.
Khi dạ dày gặp các rối loạn như trào ngược dạ dày – thực quản (GERD), viêm loét dạ dày, hoặc rối loạn tiêu hóa, các khí và dịch tiêu hóa có mùi hôi có thể trào ngược lên miệng, gây ra mùi hôi khó chịu.
Khác với hôi miệng thông thường do vệ sinh răng miệng kém, hôi miệng do dạ dày thường không cải thiện nhiều dù bạn đã đánh răng hay súc miệng kỹ lưỡng. Mùi hôi này có thể đặc trưng bởi mùi chua, mùi thức ăn chưa tiêu hóa.
Dấu Hiệu Nhận Biết Của Hôi Miệng Do Dạ Dày
Dấu hiệu nhận biết hôi miệng do dạ dày
Hôi miệng do dạ dày thường khác so với hôi miệng do vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, để nhận biết bạn có đang bị hôi miệng bắt nguồn từ dạ dày hay không, bạn có thể tham khảo các dấu hiệu sau đây.
Hơi thở có mùi hôi khó chịu kéo dài: Mùi hôi khó chịu kéo dài dai dẳng, thường xuyên xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ăn uống, dù bạn đã đánh răng và dùng nước súc miệng kỹ lưỡng.
Ợ nóng, ợ chua thường xuyên: Triệu chứng điển hình của các bệnh lý dạ dày là ợ nóng, ợ chua. Khi axit dạ dày trào lên thực quản, nó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn tạo điều kiện cho mùi hôi thoát ra qua hơi thở.
Buồn nôn hoặc nôn: Một số bệnh về dạ dày như viêm loét nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa có thể gây cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn ra dịch hoặc thức ăn có mùi hôi khó chịu.
Đầy bụng, khó tiêu kéo dài: Thức ăn không được tiêu hóa hết hoặc tiêu hóa chậm, gây lên men trong dạ dày và ruột, sinh ra khí có mùi khó chịu. Khí này có thể theo đường tiêu hóa thoát ra ngoài qua hơi thở hoặc miệng.
Có vị đắng hoặc chua trong miệng: Khi axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng, bạn có thể cảm nhận vị đắng hoặc chua kéo dài, gây khó chịu và làm tăng cảm giác hôi miệng.
Nguyên Nhân Chính Gây Nên Hôi Miệng Dạ Dày
Theo các nghiên cứu, hôi miệng do dạ dày là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiêu hóa tiềm ẩn. Việc hiểu rõ nguyên nhân giúp bạn chủ động phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến hơi thở có mùi khó chịu bắt nguồn từ dạ dày.
1. Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản, thậm chí là lên miệng. Loại axit này thường có mùi chua, khó chịu, khi tiếp xúc với khoang miệng sẽ gây ra mùi hôi miệng đặc trưng. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng do dạ dày.
2. Do thói quen ăn uống không lành mạnh
Do thói quen ăn uống không lành mạnh
Các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ cay nóng, rượu bia, cà phê hay các loại thực phẩm có mùi mạnh như hành, tỏi, gia vị cay hoặc thói quen hút thuốc lá cũng làm tăng tiết axit trong dạ dày, kích thích dạ dày, từ đó gây trào ngược và dẫn đến hôi miệng.
3. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP)
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là tác nhân gây nên viêm loét dạ dày và một số bệnh lý tiêu hóa khác. Khi vi khuẩn này phát triển, nó sẽ sản sinh ra các chất thải có mùi hôi, làm cho hơi thở có mùi khó chịu kéo dài, dù cho bạn có đánh răng và dùng nước súc miệng kỹ lưỡng.
4. Rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu
Rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu
Khi thức ăn không được tiêu hóa hết hoặc lưu lại lâu trong dạ dày, ruột sẽ lên men, sinh ra các khí gây nên mùi hôi như khí sulfur, khí methane. Những khí này theo đường tiêu hóa có thể thoát ra qua hơi thở hoặc miệng, gây hôi miệng.
5. Một số bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa
Một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa
Ngoài dạ dày, các vấn đề khác ở ruột non, đại tràng, gan mật hoặc tuyến tụy cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và gây nên một mùi hôi khó chịu, dai dẳng từ hơi thở.
Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà
Phương Pháp Điều Trị Hôi Miệng Từ Dạ Dày
Tình trạng hơi thở có mùi ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của rất nhiều người. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
1. Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Bạn cần thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, có thể chia nhỏ các bữa ăn để dạ dày có thể tiêu hóa, ăn chậm, nhai kỹ. Đồng thời, hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chua, các loại đồ uống có ga, cà phê, rượu bia. Tăng cường ăn rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu chất xơ và uống đủ nước mỗi ngày.
Tránh ăn quá no, đặc biệt vào buổi tối, không nên ăn trước khi ngủ ít nhất 2-3 tiếng.
Nâng cao đầu giường trước khi ngủ sẽ giúp bạn hạn chế trào ngược axit.
Stress quá mức có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về hệ tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo tập yoga, thiền hoặc các hoạt động thư giãn khác trong thói quen hàng ngày của mình.
Ngừng hút thuốc lá, bởi thuốc lá sẽ làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, gây trào ngược.
2. Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ, các bác sĩ có thể kê đơn và hướng dẫn các loại thuốc để giảm tình trạng hôi miệng do dạ dày.
Thuốc kháng axit giúp trung hòa axit dạ dày, giảm các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu.
Thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ kê đơn phác đồ kháng sinh đặc hiệu.
Thuốc điều hòa nhu động ruột sẽ giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc phải theo sự chỉ định và giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Không tự ý dùng thuốc hoặc ngưng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sử dụng nước súc miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, cạo lưỡi để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám. Mặc dù hôi miệng do dạ dày không trực tiếp từ khoang miệng, nhưng vệ sinh tốt sẽ loại bỏ mùi hôi do vi khuẩn trong miệng gây ra, giúp hơi thở thơm tho hơn.
Để khoang miệng sạch sẽ hơn, bạn nên bổ sung nước súc miệng vào thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày của mình, nên chọn các loại nước súc miệng không chứa cồn để tránh làm khô miệng hoặc sử dụng nước muối ấm.
4. Sử dụng nhân sâm, gừng, trà xanh
Sử dụng nhân sâm, gừng, trà xanh
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại thảo dược như nhân sâm, gừng, trà xanh có thể hỗ trợ cải thiện tiêu hóa và giảm mùi hôi. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đạt được hiệu quả tối đa.
Xem Thêm: Cục Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Cách Phòng Ngừa Hôi Miệng Do Dạ Dày
Cách phòng ngừa hôi miệng do dạ dày
Hôi miệng xuất phát từ dạ dày thường chịu tác động từ những thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy muốn tránh được vấn đề trên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Hạn chế các loại thức ăn có nguy cơ gây kích ứng dạ dày như thực phẩm muối chua, đồ ăn cay nóng, dầu mỡ.
Tuyệt đối không được hút thuốc lá hoặc dùng những thức uống có tính kích thích như rượu, bia, đồ uống có gas.
Không nên thức khuya và stress để tránh bị trào ngược dạ dày.
Nên vận động thường xuyên.
Không nên ăn quá nhiều hoặc để bụng quá rỗng, nên dùng bữa tối trước khi đi ngủ khoảng 3-4 giờ.
Trong khi ăn cần nhai kỹ và chia đều theo các bữa để không bị sức ép lên dạ dày và khiến axit bị trào ngược lại.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Hôi Miệng Do Dạ Dày
1. Hôi miệng do dạ dày có tự khỏi được không?
Hôi miệng do dạ dày rất khó tự khỏi hoàn toàn nếu nguyên nhân gốc rễ không được điều trị. Hôi miệng sẽ tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn nếu các vấn đề về dạ dày không được kiểm soát. Một số trường hợp hôi miệng nhẹ do khó tiêu tạm thời có thể tự khỏi khi hệ tiêu hóa ổn định trở lại.
2. Khi nào cần đi khám bác sĩ vì hôi miệng do dạ dày?
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:
Hôi miệng kéo dài và không thuyên giảm dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng.
Hôi miệng đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa nặng nề như đau bụng dữ dội, khó nuốt, buồn nôn liên tục, sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
Các triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
3. Hôi miệng do dạ dày có nguy hiểm không?
Bản thân hôi miệng không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó dấu hiệu cảnh báo của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chú ý. Nếu không được điều trị, các bệnh lý dạ dày gây hôi miệng có thể trở nên nguy hiểm hơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng nặng hơn có thể gây chảy máu, thủng dạ dày.
Biến chứng của trào ngược dạ dày như viêm thực quản nặng, loét thực quản, hoặc ung thư thực quản.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải, gây mất tự tin, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội.
Trên đây là giải đáp chi tiết về về dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị của hôi miệng do dạ dày. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có cái nhìn khái quát và biết cách chữa trị phù hợp với bản thân. Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm Fanmen để cập nhật những kiến thức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn! Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.