Hôi miệng là một vấn đề về răng miệng gây khó chịu, làm bạn mất tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp hàng ngày. Nếu bạn đang tìm kiếm những cách hết hôi miệng ngay lập tức bằng những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhưng không kém phần hiệu quả như dùng súc miệng bằng nước muối ấm, giấm táo, nhai kẹo cao su không đường... Tham khảo chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Cách hết hôi miệng ngay lập tức

Cách hết hôi miệng ngay lập tức

Hôi Miệng Là Gì?

Hôi miệng là gì?

Hôi miệng (hay còn gọi là chứng hơi thở có mùi) là tình trạng xuất hiện mùi khó chịu từ khoang miệng khi thở ra. Đây là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra tạm thời hoặc kéo dài, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp. 

Ngoài ra, hôi miệng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày,... Nếu không được xử lý kịp thời, hôi miệng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xã hội xung quanh. 

Một Số Nguyên Nhân Chính Gây Nên Hôi Miệng

Trước khi tìm hiểu về cách để hết hôi miệng, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Bệnh hôi miệng ở mỗi người rất khác nhau và có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân như:

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không đều đặn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hôi miệng. Khi thức ăn thừa mắc lại trong kẽ răng, trên bề mặt răng hay lưỡi sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Những vi khuẩn này sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong miệng, sản sinh ra các hợp chất sulfur dễ bay hơi như hydro sulfide và methyl mercaptan.

Các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng

Các bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng

Một số bệnh lý liên quan đến răng miệng như viêm nướu, viêm lợi, sâu răng, áp xe răng hoặc viêm quanh chân răng làm môi trường trong khoang miệng trở nên nhiễm trùng, tăng sinh vi khuẩn và tiết ra mùi hôi nồng nặc. Những bệnh răng miệng này không chỉ gây đau đớn mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm hơi thở trở nên khó chịu và có mùi hôi dai dẳng.

Khô miệng

Khô miệng

Nước bọt đóng vai trò trong việc làm sạch khoang miệng, trung hòa acid và ngăn chặn vi khuẩn phát triển quá mức. Khi miệng bị khô do mất nước, chức năng bảo vệ của nước bọt bị suy giảm, khiến vi khuẩn dễ tích tụ và gây mùi hôi.

Khô miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: thiếu nước, dùng thuốc gây giảm tiết nước bọt, thở miệng nhiều, hoặc một số bệnh lý liên quan.

Thói quen ăn uống và sinh hoạt

Thói quen ăn uống sinh hoạt

Một số loại thực phẩm có mùi mạnh như hành tỏi, cà phê, rượu bia, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng rất dễ làm hơi thở của bạn có mùi sau khi ăn. Đặc biệt, việc hút thuốc lá không chỉ gây mùi hôi mà còn làm tổn thương niêm mạc miệng, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng.

Các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và dạ dày

Các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và dạ dày

Các vấn đề liên quan đến dạ dày và hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày hoặc rối loạn tiêu hóa đều có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu. Nguyên nhân là do acid và các khí trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản, gây mùi hôi ở miệng.

Nếu hôi miệng đi kèm với các triệu chứng như ợ chua, khó tiêu, đau bụng, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Một số bệnh lý toàn thân khác

Một số bệnh lý toàn thân khác

Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, hôi miệng còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý toàn thân nghiêm trọng như:

  • Tiểu đường: Khi cơ thể bị thiếu insulin hoặc đường huyết không kiểm soát tốt, có thể xuất hiện mùi hôi đặc trưng do tích tụ các chất ceton.

  • Bệnh gan, thận: Suy gan hoặc suy thận có thể làm tích tụ các chất độc trong cơ thể và gây ra hơi thở có mùi đặc biệt.

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan cũng có thể tạo ra mùi hôi do dịch mủ và vi khuẩn phát triển trong các hốc mũi, họng.

Bỏ Túi Các Cách Hết Mùi Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Dưới đây là những cách làm hết hôi miệng tại nhà giúp bạn nhanh chóng sở hữu hơi thở thơm tho, không có mùi khó chịu trong thời gian dài.

Sử dụng nước muối ấm để súc miệng

Sử dụng nước muối ấm

Nước muối có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng và làm sạch các mảng bám. 

Bạn có thể pha 1 muỗng cà phê muối trắng với 200ml nước ấm, khuấy đều cho tan muối rồi súc miệng kỹ trong 30 giây rồi nhổ ra. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

Dùng giấm táo

Dùng giấm táo

Dùng giấm táo

Giấm táo chứa axit lactic có tác dụng khử mùi và làm sạch răng hiệu quả, bạn có thể sử dụng để làm giảm mùi hôi miệng sau khi ăn. Để sử dụng giấm táo trị hôi miệng, bạn chỉ cần pha loãng 1 thìa giấm táo với 1 cốc nước nhỏ để súc miệng kỹ từ 2-3 lần.

Ăn các loại rau thơm

Ăn các loại rau thơm

Ăn các loại rau thơm

Các loại rau thơm có chứa tinh dầu như thì là, húng qué, bạc hà, rau mùi... sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng hôi miệng. Tinh dầu trong các loại rau thơm này có vai trò như chất làm thơm miệng, đồng thời có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần nhai một vài lá sau bữa ăn sẽ giúp hơi thở thơm mát và không còn mùi khó chịu nữa

Ngậm kẹo cao su không đường hoặc viên ngậm có thành phần bạc hà

Ngậm kẹo cao su hoặc viên ngậm có thành phần bạc hà

Kẹo cao su không đường có tác dụng kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ, từ đó tăng cường khả năng làm sạch khoang miệng và làm giảm các vi khuẩn gây mùi. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay cũng phổ biến các loại viên ngậm bạc hà hoặc các sản phẩm xịt thơm miệng có thành phần từ tinh dầu bạc hà giúp tạo hương thơm tạm thời, làm hơi thở thơm mát ngay tức thì.

Lưu ý: Không nên nhai các loại kẹo cao su có đường vì có thể làm nặng thêm các vấn đề về răng miệng như sâu răng và kích thích vi khuẩn trong khoang miệng phát triển.

Sử dụng các loại thảo dược tự nhiên

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Một số loại thảo dược từ tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, khử mùi tự nhiên như lá bạc hà, lá trà xanh, quế,... 

Bạn có thể nhai trực tiếp các lá thảo dược này sau khi đã rửa sạch hoặc hãm trà để sử dụng, nên dùng sau bữa ăn để giảm mùi hôi nhanh chóng và an toàn. 

Ăn trái cây tươi giàu vitamin C

Ăn trái cây giàu vitamin C

Một số loại trái cây phổ biến giàu vitamin C như táo, cam, dứa không chỉ giúp răng nướu của bạn trở nên khỏe khoắn hơn mà còn làm sạch các mảng bám trên răng. 

Vitamin C trong trái cây giúp tăng sức đề kháng, ngăn ngừa viêm nhiễm trong khoang miệng, giảm tình trạng hôi miệng.

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn

Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn

Phần lớn vi khuẩn gây hôi miệng thường sống bên dưới đường viền nướu và trong mảng bám tích tụ trên răng. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau khi ăn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi, cặn thức ăn. Sử dụng bàn chải điện có thể giúp chải bên dưới đường viền nướu và giảm mảng bám hiệu quả. Điều này giúp hơi thở của bạn thơm mát hơn trong một thời gian dài. Cũng hữu ích khi chải nhẹ lưỡi và vòm miệng của bạn, càng về sau càng tốt.

Sử dụng nước súc miệng có chứa chlorine dioxide

Sử dụng nước súc miệng có chứa chlorine dioxide

Sử dụng nước súc miệng có chứa chlorine dioxide

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước súc miệng có chlorine dioxide có hiệu quả đối với hơi thở có mùi. Chlorine dioxide giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên lưỡi và các mảnh thức ăn từ đó giảm mùi hôi miệng hiệu quả ngay tức thì

Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng dung dịch baking soda, phương pháp này làm trung hòa mùi hôi, duy trì độ pH của nước bọt và kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn trong miệng.

Sử dụng xịt thơm miệng

Sử dụng xịt thơm miệng

Sử dụng xịt thơm miệng

Đê giải quyết nhanh chóng tình trạng hôi miêng, bạn nên sử dụng xịt thơm miệng. Các chất chống oxy hoá có trong sản phẩm sẽ trung hoà các hợp chất hoá học gây mùi hôi. Do đó nhanh chóng mang lại cho bạn hơi thở thơm mát ngay tức thì.

Làm Gì Để Phòng Tránh Hôi Miệng?

Làm Gì Để Phòng Tránh Hôi Miệng?

Làm gì để phòng tránh hôi miệng

Nếu đang bị hôi miệng không do phải bệnh lý, bạn có thể áp dụng các cách sau để cải thiện hơi thở của mình. 

  • Hạn chế ăn đồ ăn có mùi: Một số gia vị như hành, tỏi khi ăn vào sẽ hấp thu vào máu và bài tiết ra hơi thở, gây mùi khó chịu. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng hơi thở có mùi, bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm này. Nếu ăn, cần vệ sinh răng miệng thật kỹ để loại bỏ mùi hôi còn lại sau miệng.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Để loại bỏ mùi hôi miệng, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng vào mỗi buổi sáng và tối. Đánh răng 2 lần/ngày để làm sạch mảng bám trên răng và khử mùi hôi khó chịu. Nên thay bàn chải định kỳ sau 2-3 tháng sử dụng để đảm bảo vệ sinh và tránh bị hôi miệng. Ngoài ra, bạn cũng cần dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng và cạo lưỡi để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.

  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước sẽ giúp cuốn trôi thức ăn thừa còn sót lại trong miệng, cải thiện đáng kể tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, ngăn vi khuẩn gây mùi hôi miệng.

  • Hạn chế thuốc lá: Hút thuốc lá không chỉ tạo mùi hôi khó chịu trong khoang miệng người hút mà còn có thể làm tổn thương niêm mạc miệng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và hôi miệng kéo dài. Hạn chế hoặc loại bỏ thói quen xấu này trong một thời gian, bạn sẽ thấy hơi thở của bạn có sự thay đổi đáng kể, khoang miệng của bạn sẽ luôn được thơm mát, sảng khoái, khỏe mạnh.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức

1. Hôi miệng có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Hoàn toàn có thể. Hôi miệng có thể được cải thiện hoặc loại bỏ hoàn toàn nếu bạn xác định đúng nguyên và áp dụng phương pháp phù hợp, đồng thời duy trì thói quen vệ sinh răng miệng và thay đổi lối sống lành mạnh. 

2. Tại sao vệ sinh răng miệng kỹ mà vẫn bị hôi miệng?

Nếu đã vệ sinh đúng cách mà tình trạng hôi miệng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, rất có thể nguyên nhân của vấn đề này này nằm ở các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu hoặc bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý toàn thân khác. Lúc này, bạn cần đến khám bác sĩ và điều trị chuyên sâu.

3. Khi nào thì nên đi gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng hôi miệng của bạn kéo dài hơn 2 tuần, không cải thiện dù đã vệ sinh răng miệng kỹ và thay đổi thói quen, hoặc khi có các triệu chứng kèm theo như đau răng, chảy máu nướu, viêm họng, khó tiêu.

Trên đây là 9 cách hết hôi miệng ngay lập tức đơn giản, dễ thực hiện tại nhà có thể giúp bạn nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm mát. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có thể tìm được phương pháp phù hợp nhất với bản thân và luôn tự tin trong mọi cuộc giao tiếp. Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm Fanmen để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn! Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.