Hôi miệng là vấn đề tế nhị nhưng rất phổ biến, khiến nhiều người cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp. Trong số các mẹo dân gian, trị hôi miệng bằng chanh là một trong những cách đơn giản, dễ thực hiện và được nhiều người áp dụng bởi tính kháng khuẩn mạnh và khả năng làm sạch khoang miệng tự nhiên. Trong bài viết dưới đây Fanmen sẽ mách bạn cách dùng chanh để trị hôi miệng mang lại hiệu quả tức thì như sử dụng nước chanh tươi, sử dụng chanh muối hay kết hợp chanh với kem đánh răng... Tham khảo ngay!

Cách trị hôi miệng bằng chanh

Cách trị hôi miệng bằng chanh 

Nguyên Nhân Gây Nên Hôi Miệng?

Dưới đây là những nguyên nhân thường gây ra chứng hôi miệng:

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

Nguyên nhân gây nên hôi miệng tạm thời

  • Ăn các loại thực phẩm có mùi, chứa hàm lượng sulfur cao như hành, tỏi có thể khiến bạn có hơi thở nồng, khó chịu suốt cả ngày.

  • Các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa.

  • Đặc biệt, hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng.

Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ vấn đề răng miệng

Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ vấn đề răng miệng

Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng

  • Một số bệnh răng miệng có thể gây nên hôi miệng nghiêm trọng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe.

  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng.

  • Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,... là một trong những nguyên nhân hôi miệng.

  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng khác

Nguyên nhân gây hôi miệng khác

Nguyên nhân gây hôi miệng khác

Hôi miệng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bên ngoài như:

  • Sử dụng một số loại thuốc như amphetamin, chloral hydrate, dimethyl sulfoxide, disulfiram, nitrate và nitrite.

  • Các bệnh lý toàn thân như rối loạn hô hấp, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, các bệnh tiểu đường, bệnh về gan, thận,... cũng có thể gây nên hôi miệng.

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) cũng là một nguyên nhân chính gây nên hôi miệng bởi nó gây viêm loét dạ dày, làm khí hôi từ dạ dày trào lên thực quản và khoang miệng.

Công Dụng Của Quả Chanh

Công dụng của quả chanh

Công dụng của quả chanh

Chanh là một loại trái cây quen thuộc giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học dân gian. Chanh được xem như là “thần dược” thiên nhiên không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và hỗ trợ quá trình làm lành vết thương.

Bên cạnh đó, chanh còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và thanh lọc cơ thể. Acid citric trong chanh sẽ kích thích sản sinh dịch tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi, khó tiêu và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra, chanh có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm nhẹ, giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa mùi hôi và các bệnh lý về răng miệng như sâu răng hay viêm nướu. Tuy nhiên, cần pha loãng nước chanh khi dùng để tránh ảnh hưởng đến men răng.

Các hợp chất trong chanh còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch. Chanh giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm cholesterol xấu và bảo vệ thành mạch, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp.

Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh Hiệu Quả, Dễ Làm

Dưới đây là một số cách trị hôi miệng bằng chanh hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

1. Sử dụng nước chanh tươi

Sử dụng nước chanh tươi

Sử dụng nước chanh tươi

Nguyên liệu: ½ quả chanh tươi và 100ml nước ấm (nhiệt độ khoảng 35-40°C).

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vắt lấy nước cốt từ nửa quả chanh.

  • Bước 2: Pha nước cốt chanh với 100ml nước ấm để giảm độ acid, tránh gây hại men răng.

  • Bước 3: Dùng dung dịch này để súc miệng trong khoảng 1 phút, đảm bảo nước tiếp xúc toàn bộ khoang miệng, đặc biệt là kẽ răng và lưỡi.

  • Bước 4: Nhổ bỏ, không nuốt để tránh ảnh hưởng đến dạ dày và men răng.

  • Bước 5: Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày, tốt nhất là sau khi đánh răng buổi sáng và tối.

Công dụng: Acid citric có trong chanh sẽ giúp diệt khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây mùi trong miệng, làm sạch mảng bám thức ăn và hỗ trợ làm trắng răng nhẹ nhàng, mang lai hơi thở thơm mát tự nhiên, cải thiện rõ rệt mùi hôi.

2. Sử dụng chanh kết hợp với muối

Sử dụng chanh kết hợp với muối

Sử dụng chanh kết hợp với muối

Nguyên liệu: ½ quả chanh tươi, ½ thìa cà phê muối tinh, 100ml nước ấm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vắt lấy nước cốt nửa quả chanh tươi.

  • Bước 2: Hòa nước cốt chanh với muối tinh trong 100ml nước ấm, khuấy đều cho muối tan hoàn toàn.

  • Bước 3: Dùng hỗn hợp này súc miệng kỹ trong vòng 1-2 phút, đảm bảo đến từng kẽ răng và vùng lưỡi.

  • Bước 4: Nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch.

  • Bước 5: Áp dụng 2-3 lần/tuần, không dùng quá thường xuyên để tránh tổn thương niêm mạc và men răng. 

Công dụng: Muối có khả năng kháng khuẩn và sát trùng mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và viêm nướu. Còn chanh tăng cường hiệu quả kháng khuẩn và làm sạch mảng bám. Hỗn hợp chanh muối sẽ giúp làm dịu niêm mạc miệng, giảm viêm và mùi hôi khó chịu.

3. Sử dụng chanh kết hợp với kem đánh răng

Sử dụng chanh kết hợp với kem đánh răng

Sử dụng chanh kết hợp với kem đánh răng

Nguyên liệu: Vài giọt nước chanh tươi, kem đánh răng thông thường.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho một lượng kem đánh răng vừa đủ lên bàn chải.

  • Bước 2: Thêm vài giọt nước cốt chanh tươi lên kem đánh răng, trộn nhẹ.

  • Bước 3: Đánh răng nhẹ nhàng trong 2 phút, tập trung vào các vùng răng dễ bị mảng bám và vùng lưỡi.

  • Bước 4: Súc miệng kỹ với nước sạch sau khi đánh răng.

  • Bước 5: Dùng cách này 2-3 lần mỗi tuần để bảo vệ men răng.

Công dụng: Kết hợp chanh và kem đánh răng giúp làm sạch sâu các mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp loại bỏ mùi hôi, làm trắng răng nhẹ nhàng, cải thiện hơi thở, tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng hơn so với dùng kem đánh răng đơn thuần.

Xem thêm: [Bật Mí] Cách Trị Hôi Miệng Khi Ăn Tỏi Cực Dễ Làm Tại Nhà

Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Chanh Trị Hôi Miệng

Một Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Chanh Trị Hôi Miệng

Một số lưu ý khi sử dụng chanh trị hôi miệng

  • Pha loãng nước cốt chanh trước khi sử dụng: Chanh thường chứa nhiều acid citric, nếu dùng nguyên chất sẽ dễ gây tổn thương men răng và niêm mạc miệng. Luôn pha loãng nước cốt chanh với nước ấm trước khi súc miệng để giảm độ acid và bảo vệ răng, lợi.

  • Không lạm dụng quá thường xuyên: Sử dụng chanh quá nhiều lần trong ngày hoặc quá nhiều ngày liên tiếp có thể khiến men răng bị bào mòn, gây ê buốt và kích ứng niêm mạc. Nên dùng chanh trị hôi miệng khoảng 2-3 lần mỗi tuần để đảm bảo an toàn.

  • Không nuốt nước chanh khi súc miệng: Nước chanh có thể gây kích ứng dạ dày nếu nuốt vào, đặc biệt là những người có bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày. Sau khi súc miệng bằng nước chanh, hãy nhổ bỏ hoàn toàn và súc lại bằng nước sạch.

  • Kết hợp với vệ sinh răng miệng đầy đủ: Chanh chỉ là biện pháp hỗ trợ khử mùi tạm thời. Bạn vẫn cần đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch mảng bám và vi khuẩn gây hôi miệng.

  • Thận trọng với người có răng nhạy cảm hoặc viêm nướu: Người bị men răng yếu, ê buốt hoặc viêm nướu nên hạn chế dùng chanh vì acid trong chanh có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

  • Ngưng sử dụng nếu có dấu hiệu kích ứng: Nếu bạn thấy đau rát, nóng hoặc niêm mạc miệng sưng đỏ sau khi sử dụng chanh, hay ngưng sử dụng ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được tư vấn. 

  • Đi khám nha khoa khi hôi miệng kéo dài: Nếu tình trạng hôi miệng không cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp dân gian, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra và điều trị nguyên nhân gốc rễ, tránh để bệnh phát triển nghiêm trọng.

Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Cách Trị Hôi Miệng Bằng Chanh

1. Trị hôi miệng bằng chanh có an toàn không?

Có, nếu sử dụng đúng cách và pha loãng. Chanh là nguyên liệu tự nhiên, giúp khử mùi và diệt khuẩn nhưng tránh lạm dụng để không làm hại men răng.

2. Trị hôi miệng bằng chanh bao lâu thì có hiệu quả?

Thông thường sau 3-5 ngày sử dụng đều đặn, hơi thở sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân sâu xa, nên kết hợp với điều trị y khoa.

3. Trẻ em có dùng được chanh để trị hôi miệng không?

Trẻ nhỏ nên thận trọng, chỉ dùng khi có sự đồng ý của bác sĩ và luôn pha loãng kỹ. Không nên để trẻ súc miệng lâu hoặc nuốt nước chanh.

Trên đây là giải đáp chi tiết về cách trị hôi miệng bằng chanh. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thể chọn được cách điều trị phù hợp nhất với bản thân. Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm làm đẹp cho nam giới để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn! Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.