Cục hôi miệng hay còn gọi là sỏi amidan có màu trắng hoặc vàng nhạt, kích thước nhỏ từ vài milimet đến cả centimet. Cục hôi trong miệng có thể gây nên cơn đau, ngứa, khó chịu ở họng người mắc phải và có mùi hôi kinh khủng. Vậy nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là gì? Liệu có gây nguy hiểm đến sức khỏe của bạn không? Hãy cùng Fanmen tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết này nhé!
Cục hôi miệng
Cục Hôi Miệng Là Gì?
Cục hôi trong miệng là gì?
Cục hôi trong miệng là những cục màu trắng, có khi là màu vàng nhạt, có mùi hôi, kích thước nhỏ từ vài milimet đến cả centimet, thường xuất hiện ở khe hốc của amidan được gọi là sỏi amidan. Sỏi amidan có thể gây nên cơn đau, ngứa, khó chịu ở họng người mắc phải và có mùi hôi kinh khủng.
Sỏi amidan không phải là thức ăn thừa mà là sự tích tụ của các tế bào chết, vi khuẩn, dịch nhầy, mảnh vụn thức ăn và canxi hóa, cùng với một lượng nhỏ amoniac magie cacbonat.
Sỏi amidan có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi há miệng bởi nó khá nổi bật trong khoang miệng. Thông thường, người mắc phải chỉ có 1-2 viên sỏi, nhưng một số người bị sỏi phủ hết amidan. Khi mắc sỏi, amidan sẽ sưng to lên và mềm khi chạm vào. Mắc sỏi ở amidan có thể kèm theo cơn sốt, đau họng và khó nuốt thức ăn.
Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là khoảng 8% ở những người từ 29 đến 87 tuổi. Các nghiên cứu khác cho thấy 5-10% số người thỉnh thoảng bị đau họng hoặc khó chịu do sỏi amidan.
Nguyên Nhân Gây Nên Cục Hôi Trong Miệng
Nguyên nhân gây nên cục hôi trong miệng
Amidan là một cơ quan lympho nằm ở phía sau cổ họng, có cấu trúc nhiều hốc và nếp gấp. Đây là nơi lý tưởng để các chất cặn bã này lắng đọng và hình thành nên sỏi amidan. Sỏi amidan hình thành do nhiều yếu tố khác nhau:
Vệ sinh răng miệng hằng ngày kém: Việc không đánh răng, súc miệng đều đặn 2 lần/ngày hay vệ sinh không đúng cách có thể khiến vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn tích tụ trong khoang miệng, đặc biệt là ở vùng amidan.
Viêm viêm mũi xoang mãn tính: Khi bị viêm xoang dịch từ xoang thường xuyên chảy xuống họng, dịch nhầy này thường chứa vi khuẩn mắc lại ở các hốc của amidan, góp phần tạo thành sỏi amidan.
- Viêm amidan mạn tính: Amidan thường xuyên bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh dẫn tới viêm nhiễm mạn tính và quá phát. Khi amidan to lên, thức ăn sẽ dễ bị mắc lại hơn. Ngoài ra, khi viêm nhiễm, vi sinh vật thường xuyên cư trú ở amidan, dẫn đến hình thành sỏi.
Các tác nhân dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng, khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ khiến cơ thể phản ứng lại, làm tăng tiết dịch. Các dịch này tích tụ lại ở amidan gây ra sỏi.
Ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ sữa chứa nhiều canxi cũng góp phần tham ra vào quá trình tạo sỏi. Ngoài ra, uống rượu bia và hút thuốc lá cũng có nguy cơ gây ra sỏi amidan.
Triệu Chứng Của Cục Bã Đậu Gây Hôi Miệng
Triệu chứng của cục bã đậu gây hôi miệng
Khi xuất hiện cục hôi miệng có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:
Hơi thở có mùi hôi: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của sỏi amidan. Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gặp thức ăn là sỏi amidan. Tại đây vi khuẩn phát triển mạnh, gây viêm và sưng amidan, một số vi khuẩn khi tiêu hóa sỏi đã thải ra khí sulfur có mùi hôi đặc trưng, khiến hơi thở của bạn có mùi hôi khó chịu.
Đau họng: Sỏi amidan có thể gây đau hoặc khó chịu ở cổ họng, đặc biệt tại vị trí có sỏi.
Amidan sưng to: Các cục trắng ở hầu họng có thể là sỏi amidan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sỏi ẩn trong các nếp gấp của amidan nên không thể nhìn thấy. Amidan bị sưng to do sự tấn công của vi sinh vật gây viêm và sự phát triển của sỏi.
Khó nuốt: Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi, nhất là những sỏi to, thường gây đau nhức, khó chịu khi nuốt.
- Đau tai và ù tai: Mặc dù sỏi amidan không liên quan trực tiếp đến tai, nhưng do có sự liên kết thần kinh, chúng có thể gây phản xạ đau tai hoặc ù tai.
Cục Hôi Trong Miệng Có Gây Nguy Hiểm Không?
Cục hôi trong miệng có nguy hiểm không?
Theo các nghiên cứu, sỏi amidan sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc phải nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, khiến nhiều người tự ti khi giao tiếp do mùi hôi miệng dai dẳng từ các viên sỏi amidan. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, trong một số trường hợp sỏi amidan có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng.
Các cục trắng hôi này thường gây nên cho người mắc phải cảm giác đau khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn, nước uống. Nếu viên sỏi có kích thước lớn sẽ gây cản trở khi ăn các thức ăn đặc, gây khó chịu, bất tiện lâu dài.
Khi amidan có sỏi, đây sẽ là một môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sống và phát triển. Khi các vi khuẩn này tồn tại lâu trong amidan sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây viêm nhiễm ở amidan và các bộ phận khác như tai giữa, xoang mũi,....
Nếu sỏi tồn tại quá lâu ở amidan sẽ có thể hình thành và phát triển các áp xe xung quanh amidan, những áp xe này gây nên sự đau đớn dữ dội và cần phải can thiệp y tế.
Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà
Cách Điều Trị Cục Trắng Hôi Trong Miệng
Dưới đây là một số cách điều trị cục trắng hôi trong miệng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
1. Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Vệ sinh răng miệng thường xuyên
Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, nên sử dụng các loại bàn chải lông mềm và đánh răng kỹ, bao gồm cả mặt lưỡi và vòm miệng.
Để điều trị cục trắng hôi trong miệng, súc miệng thường xuyên với nước muối ấm là một phương pháp hiệu quả, an toàn và lành tính nhất
Hòa tan ½ thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm.
Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các loại nước súc miệng không cồn hoặc súc miệng bằng oxy già 3% pha loãng theo tỷ lệ 1:1. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng hai loại nước súc miệng này thỉnh thoảng và không nuốt.
2. Uống đủ nước
Uống đủ nước
Bạn cần phải luôn giữ cho cơ thể đủ nước, đặc biệt là khoang miệng luôn phải ẩm ướt. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự sản xuất nước bọt, loại bỏ các vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn, ngăn ngừa khô miệng, giảm được sự hình thành của sỏi amidan.
3. Sử dụng tăm bông hoặc ngón tay
Sử dụng tăm bông hoặc ngón tay
Nếu bạn có thể nhìn thấy rõ viên sỏi bằng mắt thường và nó ở vị trí nông, bạn có thể dùng tăm bông ẩm hoặc ngón tay đã rửa sạch và quấn gạc mỏng, ấn nhẹ nhàng vào vùng xung quanh amidan để đẩy sỏi ra.
Lưu ý: Phương pháp này cần thực hiện hết sức cẩn thận và nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương amidan hoặc gây nhiễm trùng. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy dừng lại ngay lập tức.
4. Lấy sỏi thủ công tại phòng khám
Lấy sỏi thủ công tại phòng khám
Nếu sỏi amidan lớn, gây đau đớn hoặc tự chữa trị tại nhà không hiệu quả, bạn cần đến phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng như kẹp, móc hoặc ống hút chân không để nhẹ nhàng loại bỏ sỏi amidan. Quá trình này được thực hiện bởi chuyên gia nên an toàn và hiệu quả hơn việc tự lấy tại nhà.
5. Sử dụng thuốc kháng sinh
Sử dụng thuốc kháng sinh
Trong trường hợp sỏi amidan gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc viêm amidan cấp tính, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng. Tuy nhiên, kháng sinh chỉ giải quyết triệu chứng nhiễm trùng chứ không loại bỏ hoàn toàn sỏi amidan.
6. Cắt amidan
Cắt amidan
Đây là phương pháp cuối cùng và triệt để nhất, thường được chỉ định khi sỏi amidan tái phát quá nhiều lần, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau họng mãn tính, khó nuốt, hôi miệng dai dẳng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Cắt amidan loại bỏ hoàn toàn cơ quan này, do đó ngăn chặn hoàn toàn khả năng hình thành sỏi.
Lưu ý: Trước khi tiến hành phẫu thuật cắt amidan, bạn cần phải được bác sĩ tư vấn và thăm khám đầy đủ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất cho việc cắt amidan.
Xem thêm: Giải Đáp Chi Tiết Cắt Amidan Có Hết Hôi Miệng Không?
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Cục Hôi Trong Miệng
1. Sỏi amidan có tự biến mất không?
Sỏi amidan rất hiếm khi tự biến mất hoàn toàn, đặc biệt là những viên sỏi lớn. Các viên sỏi nhỏ có thể tự bong ra khi bạn ho, khạc mạnh hoặc trong quá trình vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân hình thành sỏi (như vệ sinh răng miệng kém, viêm amidan mãn tính) vẫn còn, chúng rất dễ tái phát. Do đó, việc chủ động loại bỏ và phòng ngừa là cần thiết.
2. Sỏi amidan có lây không?
Thực tế, sỏi amidan là bệnh không lây nhiễm bởi nguyên nhân gây bệnh không phải là vi sinh vật mà do cấu tạo lồi lõm, có nhiều kẽ hở của amidan.
Qua tiếp xúc trực tiếp, sinh sống gần, hôn, uống chung ly hay dùng chung đồ ăn, bệnh sỏi amidan đều không có khả năng lây nhiễm. Bệnh sỏi amidan cũng không có tính di truyền. Do vậy bạn không nên quá e ngại nếu sinh hoạt hay ở chung với bệnh sỏi amidan.
3. Tại sao bị sỏi amidan dù vệ sinh răng miệng rất kỹ?
Mặc dù vệ sinh răng miệng kém là một trong những nguyên nhân chính, nhưng có những yếu tố khác cũng góp phần hình thành sỏi amidan như:
Cấu trúc amidan: Một số người có amidan lớn với nhiều khe hốc sâu, tạo điều kiện thuận lợi cho các chất cặn bã tích tụ, ngay cả khi vệ sinh tốt.
Viêm amidan mãn tính hoặc tái phát: Tình trạng viêm kéo dài làm amidan sưng và có nhiều hốc hơn.
Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên họng có thể gây kích ứng và làm thay đổi môi trường trong khoang miệng, góp phần hình thành sỏi.
Khô miệng: Giảm tiết nước bọt do bệnh lý, thuốc, hoặc thở bằng miệng khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ.
Trên đây là giải đáp từ A-Z về cục hôi miệng là gì và có gây nguy hiểm không? Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn sẽ có những hiểu biết cơ bản về sỏi amidan và cách chữa trị phù hợp. Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm Fanmen để cập nhật những kiến thức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn! Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.