Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là triệu chứng không ít người gặp phải hiện nay. Không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn làm người xung quanh khó chịu khi giao tiếp. Đặc biệt, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến hệ tiêu hóa mà bạn không nên chủ quan. Trong bài viết này, Fanmen sẽ hướng dẫn bạn cách chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày đơn giản và hiệu quả tại nhà bằng thuốc, thảo dược, thay đổi chế độ ăn uống... Cùng khám phá ngay nhé!

Chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày

Chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày

Nguyên Nhân Chính Gây Hôi Miệng Do Trào Ngược Dạ Dày

Hôi miệng do trào ngược dạ dày chủ yếu xuất phát từ việc các chất trong dạ dày, bao gồm axit dạ dày, thức ăn chưa tiêu hóa, và dịch mật, bị đẩy ngược lên thực quản và khoang miệng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hôi miệng

Dịch vị acid trào ngược lên miệng 

Dịch vị acid trào ngược lên miệng

Dịch vị acid trào ngược lên miệng

Theo nghiên cứu từ các bác sĩ chuyên khoa, dạ dày là cơ quan chính tiêu hóa các loại thức ăn được hấp thụ. Vì vậy, đây cũng là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Khi bị trào ngược dạ dày, việc bị suy yếu cơ thắt thực quản dưới sẽ khiến dịch vị acid từ dạ dày trào ngược lên khoang miệng, gây mùi và làm thay đổi môi trường vi sinh trong miệng.

Tăng sinh vi khuẩn trong miệng và thực quản

Tăng sinh vi khuẩn trong miệng và thực quản

Tăng sinh vi khuẩn trong miệng và thực quản

Tăng sinh vi khuẩn trong miệng và thực quản là hiện tượng số lượng vi khuẩn trong hai khu vực này tăng lên bất thường, gây mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên.

Tuy nhiên, khi có điều kiện thuận lợi như vệ sinh răng miệng kém, trào ngược dạ dày hoặc một số bệnh lý khác, vi khuẩn có thể phát triển nhanh chóng. Vi khuẩn lúc này sẽ sản sinh các hợp chất gây mùi khó chịu như hydrogen sulfide, methyl mercaptan làm hơi thở có mùi khó chịu.

Viêm loét thực quản và niêm mạc miệng

Viêm loét thực quản và niêm mạc miệng

Viêm loét thực quản và niêm mạc miệng

Khi trào ngược dạ dày kéo dài dai dẳng sẽ có thể kiến thực quản bị kích ứng và tổn thương do các acid từ dạ dày trào lên, tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi khó chịu và lâu dài cho người mắc phải.

Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Cách Chữa Hôi Miệng Do Trào Ngược Dạ Dày Hiệu Quả Tại Nhà

Hôi miệng do trào ngược dạ dày là một vấn đề khó chịu, nhưng bạn có thể cải thiện đáng kể tình trạng này bằng các biện pháp tại nhà và thay đổi lối sống. Dưới đây là các cách chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị

Sử dụng thuốc điều trị

Khi bị trào ngược dạ dày, một số loại thuốc có thể được các bác sĩ chỉ định để giảm thiểu tình trạng này bao gồm: 

  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs) như Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole sẽ giúp giảm tiết axit, tạo điều kiện để niêm mạc hồi phục.

  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 như Ranitidine, Famotidine, Cimetidin thường có tác dụng đối với bệnh trào ngược dạ dày thể nhẹ và trung bình, giảm tiết acid hoặc phối hợp với nhóm thuốc PPIs. 

  • Nhóm thuốc kháng acid (Antacids) có tác dụng làm trung hòa acid ngay lập tức, giảm nhanh triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi.

  • Nhóm thuốc tăng cường nhu động (Prokinetic) có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa và giảm trào ngược.

*Lưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị cho bệnh trào ngược dạ dày phải dựa trên chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng các thảo dược hỗ trợ tiêu hóa

Sử dụng các thảo dược hỗ trợ tiêu hóa

Sử dụng các thảo dược hỗ trợ tiêu hóa

Thiên nhiên ban tặng nhiều loại thảo dược có công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng trào ngược và làm dịu hơi thở.

  • Gừng tươi: Chống viêm, giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa. Bạn có thể uống trà gừng hoặc nhai lát gừng tươi sau bữa ăn.

  • Lá bạc hà: Giảm đầy hơi, làm mát hơi thở, dễ dàng sử dụng bằng cách nhai lá tươi hoặc uống trà bạc hà.

  • Vỏ chanh tươi: Vỏ chanh có tính sát trùng và khử mùi cực tốt. Bạn chỉ cần lấy vỏ chanh tươi rửa sạch sau đó nhai kỹ và nuốt luôn cả vỏ sẽ giúp chữa bệnh hôi miệng hiệu quả lại vừa diệt khuẩn. Hoặc dùng hỗn hợp nước cốt chanh tươi và muối biển để súc miệng 2 lần/ngày. 

  • Cam thảo: Mỗi ngày nhai một chút cam thảo hoặc sử dụng cam thảo pha nước nóng uống mỗi ngày cũng là cách chữa bệnh hôi miệng do trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

  • Thay đổi chế độ ăn hợp lý như hạn chế uống các loại đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà đậm, đồ uống có gas và các loại thực phẩm cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ.

  • Nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn để giảm áp lực cho dạ dày.

  • Nên ăn trong vòng 2-3 giờ trước khi ngủ, sau khi ăn không nên nằm ngay.

  • Nâng cao gối khi ngủ khoảng 15-20cm giúp ngăn axit trào ngược.

  • Nên mặc quần áo thoải mái, tránh mặc quần áo bó sát vùng bụng gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.

  • Tránh áp lực về tinh thần, stress, bạn có thể tập thực hành thiền, yoga để cơ thể được thư giãn.

  • Vệ sinh răng miệng kỹ cũng là một giải pháp quan trọng để giảm tình trạng hôi miệng. Bạn cần đánh răng đủ 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa, súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng không cồn.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày

Nước giúp làm sạch khoang miệng, pha loãng axit dư thừa trong dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa. Nên uống khoảng 2 lít nước/ngày, điều chỉnh theo thể trạng và mức độ hoạt động.

Can thiệp phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật

Can thiệp phẫu thuật

Khi trào ngược dạ dày đã bị nặng, không thể chữa trị thông thường bằng thuốc hay thay đổi chế độ sinh hoạt, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Việc can thiệp phẫu thuật sẽ giúp củng cố cơ thắt thực quản dưới, ngăn acid trào ngược hiệu quả.

Xem thêm: Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Cách Chữa

Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ?

Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ?

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khám và điều trị sớm giúp ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả hơn. Bạn nên chủ động thăm khám khi:

  • Hôi miệng kéo dài hơn 2 tuần, không cải thiện dù đã thay đổi thói quen và chăm sóc tại nhà.

  • Có triệu chứng ợ nóng, đau tức ngực hoặc khó nuốt kèm theo.

  • Buồn nôn, nôn ra máu hoặc dịch màu đen.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi kéo dài.

  • Tiền sử bệnh dạ dày, trào ngược hoặc có các dấu hiệu trào ngược nặng.

Câu Hỏi Thường Gặp Về Chữa Hôi Miệng Do Trào Ngược Dạ Dày 

1. Hôi miệng do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?

Hôi miệng không gây nguy hiểm trực tiếp, nhưng là dấu hiệu của GERD (trào ngược dạ dày thực quản) – nếu không điều trị có thể dẫn đến viêm loét, hẹp thực quản, Barrett thực quản và ung thư thực quản.

2. Làm sao phân biệt hôi miệng do trào ngược và hôi miệng thông thường?

Hôi miệng do trào ngược kèm triệu chứng tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, ho khan; mùi hôi có tính chua, nồng khác với mùi hôi do vệ sinh răng miệng kém.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Hôi miệng kéo dài, kèm ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, sụt cân, nôn mửa có máu hoặc dịch đen cần khám chuyên khoa tiêu hóa.

4. Chế độ ăn kiêng giúp giảm hôi miệng do trào ngược gồm những gì?

Ưu tiên thực phẩm ít acid, dễ tiêu như yến mạch, gạo lứt, thịt nạc, rau xanh, chuối; hạn chế cam, chanh, cà chua, hành, tỏi, đồ chiên rán, cà phê, sô cô la.

Trên đây là chi tiết cách chữa hôi miệng do trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà mà bạn có thể áp dụng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ nguyên nhân và biết cách lựa chọn phương pháp phù hợp để nhanh chóng loại bỏ mùi hôi, lấy lại sự tự tin trong giao tiếp. 

Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm cho nam giới Fanmen để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe và chăm sóc bản thân nhé! Nâng cấp diện mạo tự tin làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.