Trào ngược dạ dày gây hôi miệng là một vấn đề liên quan đến đến hệ tiêu hóa mà nhiều người mắc phải. Khi bị trào ngược dạ dày acid dịch vị cùng thức ăn chưa được tiêu hoá sẽ trào ngược lên thực quản, vòm họng và miệng khiến người bệnh bị hôi miệng. Không chỉ khiến người mắc phải khó chịu, mất tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp mà trào ngược dạ dày gây hôi miệng còn là biểu hiện ban đầu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng về tiêu hóa. Vậy nguyên nhân và cách trị tận gốc của tình trạng này là gì? Hãy cùng Fanmen tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng Là Gì?
Hôi miệng trào ngược dạ dày là gì?
Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược dịch từ dạ dày lên thực quản. Nếu không được điều trị kịp thời, trào ngược dạ dày có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như hẹp thực quản, viêm thực quản, ung thư biểu mô tuyến thực quản,...
Trào ngược dạ dày thường có các biểu hiện, triệu chứng thường thấy như ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau tức ngực, nóng dạ dày, ho, khàn giọng. Ngoài ra, hôi miệng cũng là một triệu chứng khá phổ biến của trào ngược dạ dày. Hôi miệng sẽ làm cho hơi thở từ khoang miệng luôn có một mùi khó chịu, khiến người mắc phải mất tự tin, ngại ngùng khi giao tiếp với những người xung quanh.
Biểu Hiện Của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng
Biểu hiện của trào ngược dạ dày gây hôi miệng
Hơi thở thường có mùi chua hoặc mùi thức ăn lên men, chưa tiêu hóa, đôi khi có thể kèm theo vị đắng hoặc chua ở cổ họng.
Thường có cảm giác khô miệng, đắng miệng, ở cổ họng có cảm giác nóng rát.
Cảm giác có dịch hoặc thức ăn trào ngược lên miệng vào ban đêm hoặc khi nằm xuống.
Đôi khi trào ngược dạ dày có thể kèm theo các triệu chứng như ợ nóng, đau ngực, ho kéo dài.
Nguyên Nhân Chính Của Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng
Dưới đây là một số nguyên nhân chính của bệnh trào ngược dạ dày gây hôi miệng.
Dịch vị acid trào ngược lên miệng
Dịch vị acid trào ngược lên miệng
Các bác sĩ chuyên khoa đã nghiên cứu ra rằng, dạ dày là cơ quan chính tiêu hóa thức ăn vậy nên đây là môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày, thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và dịch vị acid sẽ bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng khiến người bệnh bị hôi miệng. Không chỉ vậy, khi acid dịch vị trào ngược lên sẽ làm bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn sẽ sinh ra khí sulfur gây mùi hôi khó chịu.
Tăng sinh vi khuẩn trong miệng và thực quản
Tăng sinh vi khuẩn trong miệng và thực quản
Dịch acid và thức ăn trào ngược làm thay đổi pH trong khoang miệng và thực quản, khiến vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh hơn. Đặc biệt là các vi khuẩn kỵ khí tạo ra khí sulfur bay hơi gây hôi. Đây là nguyên nhân khiến hôi miệng do trào ngược thường khó chữa nếu chỉ vệ sinh răng miệng thông thường.
Viêm loét thực quản và niêm mạc miệng
Viêm loét thực quản và niêm mạc miệng
Khi trào ngược dạ dày kéo dài dai dẳng sẽ có thể gây nên viêm loét thực quản, niêm mạc họng và miệng. Tình trạng viêm nhiễm khiến mô bị tổn thương, sản sinh ra các chất gây mùi hôi, đồng thời gây cảm giác khó chịu kéo dài.
Xem thêm: Hôi Miệng Hở Van Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Cách Khắc Phục Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng Hiệu Quả
Khi triệu chứng hôi miệng xảy ra thì rất có thể bệnh trào ngược dạ dày của bệnh nhân đã ở mức độ nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng hôi miệng người bệnh cần được điều trị tận gốc bệnh lý trào ngược dạ dày.
Sử dụng thuốc điều trị
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định để điều trị tình trạng hôi miệng trào ngược dạ dày bao gồm:
Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol,... Các thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng 1 viên trước khi ăn khoảng 30 phút, sử dụng hàng ngày trong 4 đến 8 tuần. Nếu bệnh không thuyên giảm, có thể tăng liều gấp đôi trong vòng 4 tuần hoặc thực hiện nội soi để đánh giá.
Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 như Cimetidine, Ranitidine, Famotidine, Nizatidine, có tác dụng đối với bệnh trào ngược dạ dày thể nhẹ và trung bình. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng 1 viên 1 lần và dùng 2 lần/ngày, uống trước khi ăn từ 15 đến 30 phút.
Nhóm thuốc kháng acid dạ dày như thuốc phối hợp nhôm và magie. Thuốc có nhiều dạng bào chế như dạng gel, viên nén, bột, thuốc cốm. Nếu uống thuốc sau khi ăn 1 đến 3 giờ hoặc trước khi đi ngủ, số lần sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân.
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
Người bệnh cần tránh sử dụng các thực phẩm cay nóng có hại cho dạ dày, đồ dầu mỡ và các loại đồ uống như rượu bia, nước có gas, các loại nước hoa quả chứa nhiều axit hữu cơ như cam, chanh,... Đây là các loại thực phẩm có thể làm bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh cúi người về phía trước, nằm ngay sau khi dùng bữa, nên ăn trước khi ngủ ít nhất 2-3 giờ.
Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.
Nằm cao đầu trước khi ngủ, ngưng hút thuốc lá, không xiết hoặc mặc quần quá chật.
Can thiệp phẫu thuật
Can thiệp phẫu thuật
Nếu điều trị bằng thuốc và thay đổi thói quen lành mạnh không có hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật chống trào ngược. Phẫu thuật có thể giúp cải thiện triệu chứng nóng xót và trào ngược, tuy nhiên có một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật vẫn phải tiếp tục dùng thuốc.
Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà
Một Số Biện Pháp Hỗ Trợ Giảm Hôi Miệng Khi Đang Điều Trị Trào Ngược Dạ Dày
Một số biện pháp hỗ trợ giảm hôi miệng khi đang điều trị
Vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng và nước súc miệng thường xuyên 2 lần/ngày sáng và tối.
Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để khoang miệng luôn được ẩm ướt, hạn chế mùi hôi miệng.
Sử dụng nước muối sinh lý hoặc muối pha loãng với nước ấm để súc miệng.
Sử dụng một số bài thuốc dân gian như lá bạc hà, gừng, cam thảo,...
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Gây Hôi Miệng
1. Khi nào cần đi gặp bác sĩ do hôi miệng trào ngược dạ dày?
Nếu đã sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà mà tình trạng hôi miệng do trào ngược dạ dày vẫn không thuyên giảm, thậm chí kèm theo các triệu chứng như ợ nóng, đau ngực kéo dài; khó nuốt, đau họng liên tục; ho dai dẳng không rõ nguyên nhân thì bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Hôi miệng do trào ngược dạ dày có thể tự khỏi không?
Hôi miệng do trào ngược dạ dày thường không thể tự khỏi nếu không được xử lý đúng cách. Trào ngược dạ dày kéo dài sẽ làm dịch acid và thức ăn liên tục trào lên thực quản và khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh. nếu chỉ vệ sinh răng miệng mà không kiểm soát được nguyên nhân trào ngược thì tình trạng hôi miệng sẽ tiếp tục tái phát hoặc nặng hơn theo thời gian. Do đó, việc điều trị đúng nguyên nhân trào ngược dạ dày là rất quan trọng để loại bỏ tận gốc hôi miệng.
3. Hôi miệng do trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Hôi miệng trào ngược dạ dày không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nó có thể gây khó chịu và mất tự tin trong giao tiếp. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiêu hóa nghiêm trọng như viêm loét thực quản hoặc thậm chí là ung thư thực quản nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, tình trạng trào ngược kéo dài cũng ảnh hưởng xấu đến niêm mạc miệng và răng, dễ gây sâu răng và viêm nướu.
Trên đây là giải đáp chi tiết về nguyên nhân cũng như cách điều trị trào ngược dạ dày gây hôi miệng tận gốc. Hy vọng rằng qua bài viết của Mỹ phẩm nam bạn sẽ có cái nhìn khái quát về vấn đề này và biết cách chữa trị phù hợp với bản thân. Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.