Hôi miệng khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến nhiều người cảm thấy tự ti. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra hôi miệng trong thai kỳ và làm thế nào để chữa hôi miệng cho bà bầu an toàn, hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thai nhi? Hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
Chữa hôi miệng cho bà bầu
Triệu Chứng Thường Gặp Của Hôi Miệng Khi Mang Thai
Triệu chứng thường gặp của hôi miệng khi mang thai
Bà bầu bị hôi miệng trong thai kỳ có thể đi kèm với các triệu chứng:
Hơi thở có mùi khó chịu, dai dẳng vào buổi sáng hoặc sau khi ăn, dù đã đánh răng nhưng mùi vẫn không hết.
Luôn có cảm giác đắng hoặc chua trong miệng, như có mùi kim loại trong khoang miệng, kèm theo các triệu chứng ốm nghén, trào ngược acid.
Luôn cảm thấy khát nước liên tục, khô miệng, thiếu nước bọt.
Nướu nhạy cảm, dễ bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng.
Lưỡi đóng bợn trắng.
Nguyên Nhân Chính Gây Hôi Miệng Ở Bà Bầu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị hôi miệng khi mang thai, chủ yếu là do:
Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone và estrogen tăng cao, làm cho hệ vi sinh trong khoang miệng thay đổi, từ đó nướu dễ bị viêm, chảy máu, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây mùi sinh sôi và phát triển.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), khoảng 60-70% phụ nữ mang thai bị viêm nướu thai kỳ, đặc biệt từ tuần thứ 15-35. Viêm nướu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hôi miệng do vi khuẩn phân hủy protein trong mô viêm, sinh ra hợp chất sulfur bay hơi.
Ốm nghén
Ốm nghén
Có thể bạn chưa biết, 80% phụ nữ bị nôn nghén khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng nôn nghén nhiều gây trào ngược dạ dày, từ đó làm tăng lượng axit trong khoang miệng, dẫn tới hôi miệng khi mang thai nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ.
Khô miệng do mất nước
Khô miệng do mất nước
Mẹ bầu thường có nguy cơ mất nước cao hơn những người khác do ốm nghén hoặc đi tiểu nhiều, dẫn đến tình trạng khô miệng. Khi trong khoang miệng không ẩm ướt, các vi khuẩn và mảng bám thức ăn sẽ không được rửa trôi, từ đó khiến hơi thở có mùi hôi nghiêm trọng.
Tiêu hóa chậm
Tiêu hóa chậm
Quá trình tiêu hóa thường bị ảnh hưởng trong thai kỳ do sự nở rộng của tử cung và thay đổi nội tiết tố và dẫn tới sự trào ngược acid. Điều này có thể gây ra quá trình hủy khoáng của men răng, hình thành các vết nứt trên răng, tạo cơ hội cho thức ăn bám lại và có thể dẫn tới hôi miệng.
Chế độ ăn uống thay đổi
Chế độ ăn uống thay đổi
Khi bước vào thời kỳ mang thai, khẩu phần ăn, giờ giấc, chế độ ăn uống của mẹ bầu sẽ thay đổi rất nhiều, không như bình thường. Đặc biệt, có một số món trước kia mẹ bầu không thích nhưng giờ đây lại rất thèm ăn. Một số mẹ bầu trong thai kỳ rất thèm các loại bánh ngọt, kẹo ngọt, men răng vì vậy mà bị tàn phá, mảnh vụn thức ăn bám lại ở chân và kẽ răng cũng nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng và vi khuẩn gây mùi phát triển.
Xem thêm: Ăn Gì Để Hết Hôi Miệng? 10+ Thực Phẩm Giúp Hơi Thở Thơm Tho
Cách Chữa Hôi Miệng Ở Phụ Nữ Mang Thai An Toàn, Hiệu Quả
Khi điều trị hôi miệng, mẹ bầu phải cực kỳ cẩn trọng để đảm bảo an toàn tốt nhất cho thai nhi và bản thân. Dưới đây là các cách chữa hôi miệng cho bà bầu được chuyên gia khuyên dùng, vừa an toàn cho thai nhi vừa có hiệu quả lâu dài.
1. Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm
Súc miệng bằng nước muối ấm là một phương pháp tự nhiên, không hóa chất, an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Trong nước muối có các chất mang tính kháng khuẩn, chống viêm mạnh, giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả, đồng thời giảm tình trạng viêm nướu và khô miệng.
Bạn có thể pha loãng ½ thìa muối với 1 cốc nước ấm, sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng và sau khi ăn.
2. Uống nước chanh pha loãng (có thể kèm theo mật ong)
Uống nước chanh pha loãng kèm mật ong
Chanh chứa vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, làm sạch răng miệng tự nhiên, kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Sử dụng nước chanh pha loãng kèm với mật ong có thể làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và chống trào ngược acid.
Bạn có thể pha ½ quả chanh với 200ml nước ấm, thêm 1 thìa mật ong và nên uống sau bữa ăn hoặc vào buổi sáng.
3. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng rất quan trọng trong thai kỳ của mẹ bầu để giữ khoang miệng luôn sạch sẽ, thơm tho. Việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, thức ăn thừa, mảng bám, ngăn ngừa viêm nướu, sâu răng.
Mẹ bầu nên đánh răng đủ 2 lần/ngày sáng và tối, dùng kết hợp với chi nha khoa để loại bỏ thức ăn trong kẽ răng và cạo lưỡi mỗi ngày.
4. Nhai lá thảo dược
Nhai lá thảo dược
Một số lá thảo dược từ thiên nhiên như lá bạc hà, mùi tàu, húng chanh,... đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, không có tác dụng phụ. Mùi hương tự nhiên sẽ giúp khử mùi khoang miệng nhanh chóng, lại có khả năng sát khuẩn nhẹ.
Trước khi nhai, mẹ bầu nên rửa sạch kỹ, sau đó nhau trực tiếp 1-2 lá sau bữa ăn hoặc đun lấy nước súc miệng. Các lá thảo dược này phù hợp cho mẹ bầu muốn tránh các sản phẩm làm sạch công nghiệp.
5. Ăn nhiều rau xanh và trái cây giòn
Ăn nhiều rau xanh và trái cây giòn
Rau xanh và trái cây là những “trợ thủ” đắc lực giúp các mẹ bầu chống lại hôi miệng. Các loại thực phẩm này sẽ giúp tăng cường enzyme tiêu hóa, hỗ trợ giảm đầy bụng, tránh trào ngược gây mùi, chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. Đặc biệt, các loại trái cây giòn như táo, lê, dưa có khả năng làm sạch răng tự nhiên, được ví như “bàn chải từ tự nhiên”.
6. Uống đủ nước mỗi ngày
Uống đủ nước mỗi ngày
Miệng luôn ẩm ướt sẽ hỗ trợ sản xuất nước bọt. Nước bọt có khả năng rửa trôi vi khuẩn và trung hòa acid, đào thải độc tố và ổn định hệ tiêu hóa. Vì vậy, mẹ bầu phải uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5-2 lít nước và chia thành nhiều lần nhỏ.
7. Thăm khám nha sĩ định kỳ
Thăm khám nha sĩ định kỳ
Hôi miệng kéo dài trong thai kỳ có thể là dấu hiệu của viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, cao răng tích tụ hoặc áp xe chân răng. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và bé, mẹ bầu nên đi khám nha sĩ định kỳ để có thể được tư vấn và điều trị đúng cách, tránh hậu quả lâu dài.
Lưu ý: Khi đi khám nha sĩ, cần phải luôn thông báo với bác sĩ về tình trạng thai kỳ trước khi khám; chỉ sử dụng các loại thuốc gây tê, kháng sinh, kháng viêm ĐƯỢC PHÉP dùng cho thai phụ và không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Cách Chữa Hôi Miệng Cho Bà Bầu
1. Hôi miệng khi mang thai có nguy hiểm không?
Hôi miệng không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm nướu, viêm nha chu, hoặc rối loạn tiêu hóa. Nếu không điều trị, vi khuẩn từ khoang miệng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ như tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ bầu không nên chủ quan.
2. Bà bầu có được dùng nước súc miệng diệt khuẩn không?
Chỉ nên dùng các loại nước súc miệng không chứa cồn, không có chlorhexidine nồng độ cao hoặc fluoride liều mạnh, và phải có sự tư vấn của bác sĩ. Thay vào đó, nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng thảo dược tự nhiên là lựa chọn an toàn hơn.
3. Bao lâu thì mẹ bầu nên đi khám răng một lần?
Theo khuyến cáo, bà bầu nên khám răng định kỳ 6 tháng/lần, hoặc ít nhất 1 lần trong thai kỳ, lý tưởng nhất là vào tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 13–27) – khi thai đã ổn định và cơ thể mẹ dễ thích nghi hơn với việc thăm khám.
Trên đây là nguyên nhân và cách chữa hôi miệng cho bà bầu an toàn và hiệu quả cho cả mẹ và thai nhi. Hy vọng rằng qua bài viết bạn sẽ có thể tìm được những cách chữa phù hợp để mẹ và bé luôn được khỏe mạnh. Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm Fanmen để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn! Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.