Hôi miệng không chỉ gây mất tự tin trong giao tiếp mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng. Thay vì lạm dụng thuốc tây hay sản phẩm khử mùi tạm thời, nhiều người đang tìm các cách chữa hôi miệng bằng dân gian đơn giản, an toàn và tiết kiệm. Trong bài viết dưới đây, Fanmen sẽ mách bạn các cách chữa hôi miệng bằng phương pháp dân gian chỉ bằng lá bạc hà, gừng, trà xanh. Tham khảo ngay!

Chữa hôi miệng bằng dân gian

Chữa hôi miệng bằng dân gian

Nguyên Nhân Gây Nên Hôi Miệng?

Hôi miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Hôi miệng do vi khuẩn

Hôi miệng do vi khuẩn

Hôi miệng do vi khuẩn

Nguyên nhân chính gây nên hôi miệng là hợp chất sulfur dễ bay hơi, đây là hợp chất do các vi khuẩn kỵ khí tạo ra khi phân giải các protein. Các vi khuẩn này thường tồn tại ở các vùng ứ đọng của miệng như các túi nha chu, bề mặt lưỡi hay vùng kẽ giữa các răng hay trong các hốc sâu răng.

Các nguyên nhân gây nên hôi miệng tạm thời

Các nguyên nhân gây nên hôi miệng tạm thời

Các nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời

  • Ăn các loại thực phẩm có mùi, chứa hàm lượng sulfur cao như hành, tỏi có thể khiến bạn có hơi thở nồng, khó chịu suốt cả ngày.

  • Các loại thực phẩm có chứa chất làm khô miệng như rượu, thuốc lá, hoặc các thực phẩm cung cấp hàm lượng protein, lượng đường cao như sữa.

  • Đặc biệt, hút thuốc lá vừa làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi trong miệng và phổi, vừa làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng.

Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng

Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng

Các nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng

  • Một số bệnh răng miệng có thể gây nên hôi miệng nghiêm trọng như viêm nha chu, viêm nướu, viêm quanh thân răng, viêm quanh implant, áp xe.

  • Vệ sinh răng miệng không kỹ, còn lớp cặn lưỡi, hoặc do nhiễm nấm Candida cũng gây ra bệnh hôi miệng.

  • Lắng đọng các mảnh vụn trên các dụng cụ chỉnh nha như răng giả, khí cụ,... là một trong những nguyên nhân hôi miệng.

  • Các bệnh về xương như viêm tủy xương, hoại tử xương, hoặc viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng có thể gây hôi miệng.

Các nguyên nhân gây hôi miệng khác

Các nguyên nhân gây hôi miệng khác

Các nguyên nhân gây hôi miệng khác

Hôi miệng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bên ngoài như:

  • Sử dụng một số loại thuốc như amphetamin, chloral hydrate, dimethyl sulfoxide, disulfiram, nitrate và nitrite.

  • Các bệnh lý toàn thân như rối loạn hô hấp, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, các bệnh tiểu đường, bệnh về gan, thận,... cũng có thể gây nên hôi miệng.

  • Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) cũng là một nguyên nhân chính gây nên hôi miệng bởi nó gây viêm loét dạ dày, làm khí hôi từ dạ dày trào lên thực quản và khoang miệng.

Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà

5 Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Dân Gian Hiệu Quả Nhất

Dưới đây là các cách chữ hôi miệng bằng dân gian an toàn, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Cách chữa hôi miệng với nước muối

Cách chữa hôi miệng với nước muối

Cách chữa hôi miệng với nước muối

Nước muối là nguyên liệu đơn giản nhưng có tác dụng sát khuẩn và khử mùi rất tốt. Súc miệng bằng nước muối pha loãng hàng ngày sẽ giúp làm sạch vi khuẩn, giảm viêm nướu và loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Cách làm:

  • Pha 1 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm.

  • Dùng để súc miệng 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi ngủ, cũng có thể sử dụng thêm vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Ưu điểm: Dễ làm, nguyên liệu rẻ và thường có sẵn trong nhà. Đặc biệt, muối không có tác dụng phụ nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Nhược điểm: Hiệu quả chậm nếu không kết hợp với vệ sinh răng miệng kỹ và không xử lý tận gốc nếu nguyên nhân do bệnh lý.

2. Cách chữa hôi miệng với mật ong

Cách chữa hôi miệng với mật ong

Cách chữa hôi miệng với mật ong

Mật ong là một loại thực phẩm có tính kháng khuẩn tự nhiên, do tính chất ấm nóng nên mật ong có thể giúp làm dịu niêm mạc và giảm hôi miệng hiệu quả, đặc biệt khi kết hợp với chanh hoặc nước ấm.

Cách làm:

  • Pha 1 thìa mật ong với 1 cốc nước ấm, có thể thêm vài giọt chanh.

  • Uống vào buổi sáng sau khi đánh răng hoặc súc miệng với hỗn hợp chanh mật ong này 1 lần/ngày.

Ưu điểm: Vị ngọt dễ dùng, phù hợp cho cả trẻ em. Mật ong còn có thể cung cấp dinh dưỡng và tăng cường miễn dịch.

Nhược điểm: Cần dùng mật ong nguyên chất để đạt hiệu quả và không nên dùng quá nhiều với người bị tiểu đường.

3. Chữa hôi miệng bằng cách kết hợp chanh và muối

Chữa hôi miệng bằng cách kết hợp chanh và muối

Chữa hôi miệng bằng cách kết hợp chanh và muối

Trong chanh có chứa vitamin C, có tính acid nhẹ giúp làm sạch mảng bám, trong khi đó muối có tính sát khuẩn và khử mùi tốt. Đây là bộ đôi hoàn hảo để loại bỏ mùi hôi miệng.

Cách làm:

  • Vắt ½ quả chanh vào cốc nước ấm, thêm ½ thìa muối.

  • Dùng để súc miệng 1-2 lần/ngày, tránh lạm dụng để không gây hại men răng.

Ưu điểm: Khử mùi nhanh, dễ thực hiện và tăng cường vitamin C cho cơ thể.

Nhược điểm: Nếu dùng thường xuyên có thể bào mòn men răng và gây ê buốt nếu răng yếu hoặc nướu đang tổn thương.

4. Cách chữa hôi miệng bằng trà xanh

Cách chữa hôi miệng bằng trà xanh

Cách chữa hôi miệng bằng trà xanh

Trong trà xanh có chứa nhiều polyphenol, đây là chất chống oxy hóa có khả năng kháng khuẩn, giảm mùi hôi và làm dịu khoang miệng.

Cách làm:

  • Hãm một ít trà xanh tươi với nước sôi.

  • Uống hoặc dùng để súc miệng hàng ngày. Có thể thêm vài hạt muối để tăng hiệu quả.

Ưu điểm: Trà xanh có mùi thơm dễ chịu, hỗ trợ tốt cho sức khỏe tổng thể. Có thể uống hoặc súc miệng đều tốt.

Nhược điểm: Hiệu quả nhẹ nên cần dùng đều đặn. Nếu không chọn nguồn sạch, lá trà sẽ dễ bị thuốc trừ sâu.

5. Cách chữa hôi miệng bằng mùi tàu (ngò gai)

Cách chữa hôi miệng bằng mùi tàu (ngò gai)

Cách chữa hôi miệng bằng mùi tàu (ngò gai)

Mùi tàu hay còn được gọi là lá ngò gai được dân gian sử dụng để chữa hôi miệng rất hiệu quả nhờ vào tính kháng khuẩn và làm thơm miệng tự nhiên của loại lá này.

Cách làm:

  • Rửa sạch 1 nắm lá mùi tàu, cắt nhỏ, đun với 2 bát nước, đun cho đến khi nước cạn còn khoảng 1 bát.

  • Để nguội, dùng nước này súc miệng sáng và tối trong 5-7 ngày liên tục

Ưu điểm: Chữa hôi miệng bằng mùi tàu là mẹo dân gian lâu đời và hiệu quả đã được chứng minh. Bạn có thể kết hợp trong bữa ăn để tăng hương vị và hỗ trợ điều trị.

Nhược điểm: Có mùi đặc trưng nên có thể không hợp với một số người và cần đun sắc mỗi ngày nên hơi mất thời gian.

Lưu ý: Những cách chữa hôi miệng bằng dân gian trên chỉ phù hợp với tình trạng hôi miệng nhẹ và không phải do bệnh lý nghiêm trọng. Nếu đã áp dụng 1-2 tuần mà không cải thiện, rất có thể tình trạng hôi miệng của bạn là do các bệnh lý răng miệng, bạn nên đến các nha khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Bật Mí Cách Trị Cao Răng Hôi Miệng Dứt Điểm Ngay Tại Nhà

Điều Trị Hôi Miệng Tại Cơ Sở Nha Khoa Uy Tín

Điều Trị Hôi Miệng Tại Cơ Sở Nha Khoa Uy Tín

Điều trị hôi miệng tại cơ sở nha khoa uy tín

Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp mà còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm nướu, cao răng, viêm amidan…. Để điều trị dứt điểm, việc đến cơ sở nha khoa uy tín là lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất.

Lý do nên điều trị tại nha khoa chuyên nghiệp

  • Chẩn đoán chính xác, xác định rõ nguyên nhân gây hôi miệng.

  • Có phác đồ điều trị khoa học dựa trên nguyên nhân chính như cạo vôi răng, điều trị viêm nướu, viêm nha chu, vệ sinh khoang miệng kỹ lưỡng.

  • Nha khoa sử dụng công nghệ hiện đại giúp việc điều trị nhẹ nhàng, ít đau, tiết kiệm thời gian.

  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống hậu điều trị để có thể duy trì hơi thở thơm mát lâu dài.

Khi nào nên đi khám nha khoa?

  • Hơi thở có mùi kéo dài dù đã vệ sinh răng miệng kỹ.

  • Có dấu hiệu chảy máu nướu, viêm lợi, sưng tấy.

  • Thường xuyên khô miệng, mảng bám nhiều, răng đổi màu.

Lưu ý: Khi chọn cơ sở nha khoa để điều trị, bạn nên chọn cơ sở có giấy phép hoạt động rõ ràng, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, môi trường vô trùng và được các khách hàng cũ đánh giá tích cực, tin tưởng.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Chữa Hôi Miệng Bằng Dân Gian

1. Mất bao lâu để thấy hiệu quả khi áp dụng mẹo dân gian?

Thường mất từ 5–10 ngày nếu áp dụng đều đặn. Một số trường hợp nhẹ có thể cải thiện sau vài ngày, nhưng với trường hợp hôi miệng mãn tính thì thời gian có thể kéo dài hơn.

2. Có thể áp dụng nhiều phương pháp dân gian cùng lúc không?

Có thể, nhưng nên chọn 2–3 phương pháp phù hợp và theo dõi phản ứng của cơ thể. Không nên lạm dụng quá nhiều nguyên liệu có tính acid (như chanh) để tránh tổn thương men răng.

3. Trẻ em có dùng được các cách chữa dân gian này không?

Một số cách như súc miệng nước muối loãng, uống trà xanh nhạt hoặc dùng mật ong (trên 1 tuổi) là an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu trẻ có dấu hiệu viêm họng hoặc hôi miệng kéo dài.

4. Tại sao đã áp dụng cách dân gian mà hôi miệng vẫn không hết?

Có thể do nguyên nhân không nằm ở khoang miệng (ví dụ như viêm xoang, trào ngược dạ dày, viêm họng mãn tính). Trong trường hợp này, mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế chẩn đoán y khoa.

Trên đây là giải đáp chi tiết về phương pháp chữa hôi miệng bằng dân gian. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thể chọn được cách điều trị phù hợp với bản thân. Đừng quên theo dõi Mỹ phẩm Fanmen để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn! Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.