Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi, khiến người mắc cảm thấy tự ti mỗi khi giao tiếp cũng như gây khó chịu cho người xung quanh. Bệnh để lâu có thể trở thành mạn tính và rất khó điều trị. Bài viết dưới đây Fanmen sẽ chia sẻ các cách trị hôi miệng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp bạn nhanh chóng lấy lại hơi thở thơm mát và sự tự tin vốn có của mình. Theo dõi ngay dưới bài viết nhé.

Cách trị hôi miệng

Cách trị hôi miệng

Nguyên Nhân Gây Ra Hôi Miệng 

Tìm Hiểu Nguyên Nhân Để Có Cách Trị Hôi Miệng Dứt Điểm

Nguyên nhân gây ra hôi miệng

Để trị hôi miệng dứt điểm, chúng ta cần tìm hiểu tận gốc nguyên nhân gây ra nó. Đa phần hôi miệng đa số xuất phát từ khoang miệng, nhưng đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề của sức khỏe.

  • Vệ sinh răng miệng không sạch các mảng bám, thức ăn thừa mắc kẹt trong răng, kẽ răng và trên lưỡi là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, sản sinh ra các hợp chất sulfur dễ bay hơi (VSCs) gây ra mùi khó chịu.

  • Bệnh về nướu (lợi) và răng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, áp xe răng đều là những ổ vi khuẩn, gây mùi hôi.

  • Khô miệng thường tình trạng khô miệng có thể do một số loại thuốc, thở bằng miệng, hoặc các bệnh lý nhất định.

  • Thực phẩm và đồ uống như hành, tỏi, cà phê, rượu bia là những đồ nổi tiếng gây hôi miệng tạm thời. Các chất trong những thực phẩm này sẽ đi vào máu và được đào thải qua phổi, gây mùi khi bạn thở ra.

  • Hút thuốc lá không chỉ làm khô miệng mà còn để lại mùi khó chịu trong khoang miệng và phổi của bạn.

  • Một số bệnh như viêm xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản, tiểu đường, suy thận, hoặc các vấn đề về gan cũng có thể gây hôi miệng. Tuy nhiên, những trường hợp này ít phổ biến hơn.

Hôi Miệng Có Chữa Được Không?

Hôi Miệng Có Trị Dứt Điểm Được Không?

Hôi miệng có chữa được không

Hôi miệng có chữa được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và tin vui là CÓ! Hôi miệng không phải là một "án tử" mà bạn phải chấp nhận sống với nó vĩnh viễn. Với việc xác định đúng nguyên nhân và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, bạn hoàn toàn có thể trị dứt điểm tình trạng này ngay tại nhà. Quan trọng là bạn cần cố gắng kiên trì và thực hiện nó đúng cách.

Cách Trị Hôi Miệng Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả Tức Thì

Cùng Fanmen khám phá 7 cách trị hôi miệng dứt điểm đơn giản mà hiệu quả để đẩy lùi mùi hôi miệng ngay tại nhà nhé!

Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ ngày

Đánh răng đúng cách và thường xuyên

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày

Đánh răng đúng cách và thường xuyên là nền tảng quan trọng nhất. Bạn hãy đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sáng và tối hàng ngày, mỗi lần 2 phút, đặc biệt là sau bữa ăn để duy trì sức khoẻ răng miệng và hạn chế mùi hôi. 

Bạn nên đánh răng kỹ và sạch sẽ để loại bỏ hết các mảng bám và thức ăn thừa trên răng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Sau khoảng 2 đến 3 tháng sử dụng bàn chải thì nên thay bàn chải mới để đảm bảo vệ sinh và tránh bị hôi miệng. Bạn cũng cần dùng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa, cạo lưỡi,... để làm sạch hoàn toàn khoang miệng.

Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước

Dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa 

Thực phẩm mắc trong kẽ răng thường sẽ không được loại bỏ hoàn toàn thông qua đánh răng. Thực phẩm mắc trong răng bị phân hủy bởi vi khuẩn, tạo mảng bám cũng như mùi hôi khó chịu. Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước giúp loại bỏ mảng bám và thực phẩm thừa trong kẽ răng hiệu quả. Không chỉ có lợi cho sức khỏe răng miệng mà tăm nước và chỉ nha khoa còn góp phần duy trì hơi thở không có mùi hôi.

Làm sạch lưỡi 

Làm sạch lưỡi

Làm sạch lưỡi

Ngoải răng thì lưỡi cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây mùi tạo ra mùi hôi khó chịu. Vì vậy bạn nên kết hợp làm sạch lưỡi trong lúc đánh răng bằng các công cụ làm sạch lưỡi chuyên dụng hoặc dùng lông bàn chải để làm sạch lưỡi. Vệ sinh lưỡi hàng ngày sẽ giúp giảm đáng kể mùi hôi trong hơi thở và nguy cơ mắc phải các bệnh về răng miệng.

Sử dụng nước súc miệng

Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng tại các khu vực như vòm họng, nướu, dưới lưỡi… Tuy nhiên, sử dụng nước súc miệng chứa cồn lâu dài có thể gây khô miệng và làm tổn thương niêm mạc miệng. Để sử dụng hàng ngày, bạn nên chọn nước súc miệng không cồn giúp làm sạch răng miệng an toàn và hiệu quả hơn.

Nên dùng nước súc miệng trong quy trình vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc sau khi ăn các loại đồ ăn có mùi. Ngoài tác dụng làm sạch, nước súc miệng còn giúp khử mùi hôi, mang lại hơi thở thơm mát ngay sau khi sử dụng.

Giữ cho khoang miệng luôn ẩm

Giữ cho khoang miệng luôn ẩm

Giữ cho khoang miệng luôn ẩm

Giữ khoang miệng luôn ẩm chính là cách giúp bạn giữ cho hơi thở không có mùi khó chịu. Bởi khi miệng bị khô nước bọt tiết ra ít hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mùi hôi khó chịu.

Nước bọt ngoài việc giúp tiêu hoá thức ăn nó mà còn tiết ra các enzyme giúp tiêu diệt sạch các loại vi khuẩn trong khoảng miệng. Vì vậy bạn nên uống nước thường xuyên để khoang miệng luôn ẩm thì tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện đáng kể.

Làm sạch răng miệng chuyên sâu tại các phòng khám nha khoa

Giữ cho khoang miệng luôn ẩm

Giữ cho khoang miệng luôn ẩm

Cao răng tích tụ trong thời gian dài có thể gây nhiều bệnh về răng miệng và làm hơi thở có mùi. Vì vậy, loại bỏ cao răng và mảng bám trên bề mặt răng định kỳ sẽ giúp răng, nướu chắc khỏe hạn chế phát sinh các vấn đề răng miệng. Bạn nên lấy cao răng 6 tháng/lần hoặc khi cảm thấy cao răng đã xuất hiện nhiều tại các phòng khám nha khoa sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng hôi miệng.

Điều trị các bệnh lý về răng miệng

Điều trị các bệnh lý về răng miệng

Điều trị các bệnh lý về răng miệng

Một số loại bệnh khác như sâu răng, viêm tuỷ, viêm nướu, viêm nha chu… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng, khiến cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Do đó, để khắc phục hoàn toàn được tình trạng kể trên thì bạn nên chữa trị các bệnh lý về răng một cách hoàn toàn để khắc phục triệt để tình trạng hôi miệng.

Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Một Số Mẹo Trị Hôi Miệng Giúp Hơi Thở Thơm Mát Nhanh Chóng

Một Số Mẹo Trị Hôi Miệng Giúp Hơi Thở Thơm Mát Nhanh Chóng

Mẹo trị hôi miệng giúp hơi thở thơm mát nhanh chóng

Ngoài những cách chữa hôi miệng kể trên, bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi:

  • Súc miệng với muối và ngò gai: Nếu không thích dùng các loại nước súc miệng trên thị trường, bạn có thể tự làm nước súc miệng từ ngò gai và muối. Đun ngò gai trong 10 phút, thêm một ít muối, để nguội rồi dùng súc miệng hàng ngày sau khi đánh răng.

  • Dùng xịt thơm miệng: Các loại xịt thơm miệng giúp nhanh chóng loại bỏ mùi hôi, đặc biệt trong trường hợp bạn không thể vệ sinh răng miệng ngay sau bữa ăn.

  • Uống trà gừng: Gừng có đặc tính kháng khuẩn rất tốt. Uống trà gừng ấm có thể hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh dạ dày, làm sạch khoang miệng và giảm mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Bạn cũng có thể nhai 1-2 lát gừng mỏng thay vì uống trà.

  • Ăn sữa chua: Sữa chua cung cấp lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, đồng thời ngăn chặn sự tạo thành hydrogen sulfide (H2S) – nguyên nhân chính gây mùi hôi miệng.

  • Sử dụng mật ong: Kết hợp mật ong với chanh hoặc gừng để pha trà, giúp làm sạch khoang miệng và mang lại hơi thở thơm tho ngay tức thì.

  • Súc miệng bằng giấm táo: Giấm táo có tính axit nhẹ giúp kháng khuẩn và có mùi hương nhẹ. Tuy nhiên. Tuy nhiên, bạn không nên dùng giấm táo quá thường xuyên vì axit có thể ảnh hưởng xấu đến men răng.

Xem thêm: 10+ Cách Làm Giảm Hôi Miệng Tại Nhà An Toàn Và Hiệu Quả Nhất

Làm Gì Để Phòng Tránh Hôi Miệng?

Phòng Tránh Hôi Miệng Như Thế Nào?

Làm gì để phòng tránh hôi miệng

Phòng tránh hôi miệng không khó nếu bạn tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh và thói quen sinh hoạt khoa học. Dưới đây là những cách hiệu quả để bạn giữ hơi thở luôn thơm mát:

  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: Luôn đánh răng, dùng chỉ nha khoa và làm sạch lưỡi hàng ngày.

  • Khám răng định kỳ: Đến nha sĩ kiểm tra và lấy cao răng 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề về răng miệng.

  • Hạn chế thực phẩm gây mùi: Giảm ăn hành, tỏi, uống cà phê, rượu bia. Nếu có ăn, hãy vệ sinh răng miệng kỹ sau đó.

  • Bỏ thuốc lá: Đây là một trong những bước quan trọng nhất để cải thiện hơi thở và sức khỏe tổng thể.

  • Uống đủ nước: Giữ cho khoang miệng luôn ẩm ướt.

  • Tránh các đồ ăn, thức uống có đường: Đường là "thức ăn yêu thích" của vi khuẩn gây mùi.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Cách Trị Hôi Miệng

1. Hôi miệng có lây không? 

Hôi miệng sẽ không lây trực tiếp từ người này sang người khác qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, vi khuẩn gây hôi miệng có thể được truyền qua nước bọt, ví dụ như khi dùng chung đồ dùng ăn uống hoặc hôn.

2. Khi nào tôi cần đi khám bác sĩ/nha sĩ? 

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp tại nhà mà tình trạng hôi miệng không giảm, hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau răng, chảy máu nướu, khô miệng kéo dài, sụt cân không rõ nguyên nhân, thì bạn nên đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất nhé.

3. Súc miệng bằng nước súc miệng có trị dứt điểm hôi miệng không? 

Nước súc miệng chỉ có tác dụng tạm thời làm giảm mùi hôi và diệt khuẩn bề mặt. Để trị dứt điểm hôi miệng, bạn cần kết hợp vệ sinh răng miệng toàn diện và giải quyết triệt để nguyên nhân gốc rễ.

Với các cách trị hôi miệng đơn giản, hiệu quả dứt điểm mà Mỹ phẩm Fanmen đã chia sẻ ở trên, hy vọng bạn sẽ sớm lấy lại hơi thở thơm mát, tự tin giao tiếp và thể hiện bản lĩnh phái mạnh của mình. Đừng để hôi miệng làm ảnh hưởng đến sự tự tin và các mối quan hệ của bạn nhé! Nâng cấp diện mạo tự tin làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen.