Chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng là tình trạng chảy máu từ nướu, hốc răng. Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nướu, viêm lợi và các bệnh nướu răng khác gây nên tình trạng hôi miệng, làm bạn cảm thấy kém tự tin, ngại ngùng trong các mối quan hệ xã hội.
Mặc dù chảy máu chân răng gây hôi miệng tuy không nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, nhưng chúng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, làm bạn cảm thấy đau đớn và khó chịu. Hãy cùng Mỹ phẩm Fanmen tìm hiểu chi tiết về bệnh chảy máu chân răng gây hôi miệng qua bài viết dưới đây nhé!
Chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng
Thế Nào Là Tình Trạng Chảy Máu Chân Răng Dẫn Đến Hôi Miệng?
Thế nào là chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng
Chảy máu chân răng là tình trạng phần chân răng tự chảy máu dù không chịu lực tác động cơ học nào. Khi đó, có thể dẫn đến hôi miệng do răng bị chảy mủ hình thành mùi hôi khó chịu.
Khi càng chép miệng nhiều, máu chân răng sẽ chảy ra càng nhiều hoặc máu chảy nhiều khi đánh răng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần tới gặp bác sĩ ngay. Rất có thể đây là triệu chứng của một số bệnh răng miệng. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Chảy Máu Chân Răng Gây Hôi Miệng
Chảy máu chân răng là một triệu chứng mà nhiều người lầm tưởng do đánh răng, nhai nuốt quá mạnh, nhưng thực chất, đây có thể là một dấu hiệu báo động về sức khỏe răng miệng và thậm chí cả sức khỏe tổng thể.
1. Viêm nướu
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chảy máu chân răng. Viêm nướu xảy ra do sự tích tụ của mảng bám (một lớp màng dính chứa vi khuẩn) trên răng và đường viền nướu. Các vi khuẩn này kích thích và gây viêm nướu, khiến nước trở nên sưng đỏ, mềm và dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Viêm nướu
2. Viêm nha chu
Viêm nha chu
Nếu viêm nướu không được điều trị kịp thời, nó có thể tiến triển thành viêm nha chu. Lúc này, tình trạng viêm nhiễm lan sâu hơn, ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng. Viêm nha chu gây chảy máu nghiêm trọng hơn, nướu có thể bị tụt, răng lung lay và cuối cùng có thể dẫn đến mất răng.
3. Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Trong quá trình vệ sinh răng miệng hàng ngày, có thể bạn đang dùng phải những loại bàn chải lông cứng hoặc đánh răng quá mạnh, việc chà xát này có thể làm tổn thương nướu và gây chảy máu.
Nếu sau khi ăn uống, bạn không dùng chỉ nha khoa thì đây cũng có thể là một nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng và hôi miệng. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng, nơi bàn chải khó tiếp cận. Nếu bạn bỏ qua bước này khiến mảng bám tích tụ và gây viêm nướu, dẫn đến chảy máu.
4. Thiếu hụt vitamin
Thiếu hụt vitamin
Vitamin C, vitamin K là hai loại vitamin quan trọng trong quá trình đông máu và duy trì sức khỏe của các mô liên kết, bao gồm cả nướu. Việc thiếu hụt hai vitamin này có thể làm nướu yếu, tăng nguy cơ chảy máu chân răng.
5. Các bệnh lý toàn thân
Các bệnh lý toàn thân
Một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch có thể là một trong các nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng. Những người mắc bệnh này có nguy cơ cao mắc các bệnh về nướu, chảy máu chân răng tự phát và tăng nguy cơ nhiễm trùng nướu.
6. Tụt nướu
Tụt nướu
Khi nướu bị tụt, phần chân răng sẽ bị lộ ra, không còn được bảo vệ bởi nướu. Vùng này có thể trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương, dẫn đến chảy máu chân răng và hôi miệng.
Xem thêm: 9+ Cách Hết Hôi Miệng Ngay Lập Tức, Dễ Thực Hiện Tại Nhà
Chảy Máu Chân Răng Dẫn Đến Hôi Miệng Có Nguy Hiểm Không?
Chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nếu như nguyên do bắt nguồn từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày của bạn hay sự thiếu hụt vitamin, dưỡng chất thì vấn đề chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng hoàn toàn không đáng lo ngại, bạn có thể cải thiện các triệu chứng này bằng cách hay đổi lối sống và bổ sung các chất còn thiếu.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân là từ các bệnh lý như viêm nướu, bệnh nha chu, sâu răng,… thì bạn cần sớm tới gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này nếu kèm theo biểu hiện như chán ăn, sút cân, mệt mỏi, … thì rất nguy hiểm. Nguy cơ cao đây là triệu chứng của các bệnh lý tiểu đường, bị rối loạn máu đông, …
Xem thêm: Hôi Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Các Giải Pháp Điều Trị Chảy Máu Chân Răng Và Hôi Miệng Hiệu Quả
Dưới đây là các cách điều trị thông dụng mà bạn nên xem xét để khắc phục hiệu quả tình trạng này:
1. Chăm sóc răng miệng tại nhà
Chăm sóc răng miệng tại nhà
Nên sử dụng các bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc xoay tròn ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại kem đánh răng chứa Fluoride để giúp củng cố men răng và ngăn ngừa sâu răng như Flour Sensodyne Bạc Hà, Eucryl, Median Dental Iq 93%,....
Nên dùng chỉ nha khoa hằng ngày, nhất là sau bữa ăn để loại bỏ các mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng, nơi bàn chải khó tiếp cận, tránh viêm nướu.
Nên sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng và viêm nướu.
2. Điều trị tại nha khoa
Điều trị tại nha khoa
Lấy cao răng định kỳ, khoảng 3-6 tháng một lần để loại bỏ mảng bám và ngừa viêm nướu, viêm nha chu.
Điều trị các bệnh như viêm nướu và viêm nha chu theo chỉ định của bác sĩ.
Khám và điều trị các vấn đề về răng miệng khác như sâu răng, răng khôn mọc lệch theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin C và vitamin K.
Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm trong khoang miệng và loại bỏ mảnh vụn thức ăn.
Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại thực phẩm nhiều đường.
Nếu có các bệnh lý như tiểu đường, máu khó đông, hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.
Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Chảy Máu Chân Răng Dẫn Đến Hôi Miệng
1. Chảy máu chân răng có phải lúc nào cũng gây ra hôi miệng không?
Không phải lúc nào chảy máu chân răng cũng dẫn đến hôi miệng, tuy nhiên hai vấn đề này lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Máu và tình trạng viêm nhiễm tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển. Nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài và không được điều trị, nguy cơ hôi miệng sẽ tăng lên đáng kể.
2 Bị chảy máu chân răng nhẹ khi đánh răng, liệu có đáng lo ngại không?
Ngay cả khi chảy máu chân răng chỉ xảy ra nhẹ và thỉnh thoảng, bạn cũng không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu sớm của viêm nướu. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn thành viêm nha chu, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm cả hôi miệng dai dẳng và mất răng.
3. Hôi miệng do chảy máu chân răng có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Hoàn toàn có thể chữa khỏi hôi miệng do chảy máu chân răng nếu bạn xác định đúng nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là phải giải quyết triệt để tình trạng viêm nhiễm nướu và loại bỏ các yếu tố gây chảy máu. Việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt sau điều trị cũng rất quan trọng để ngăn ngừa tái phát.
Tình trạng chảy máu chân răng dẫn đến hôi miệng không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe răng miệng. Hy vọng rằng qua bài viết, bạn sẽ xây dựng được một thói quen chăm sóc răng miệng khoa học để răng miệng luôn khỏe mạnh và tự tin. Và đừng quên theo dõi Mỹ phẩm Fanmen để cập nhật những tin tức hữu ích nhất cho sức khỏe của bạn. Nâng cấp diện mạo làm chủ cuộc chơi cùng Fanmen!