Mụn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt như trán, má, cằm, mũi, hàm dưới, thái dương,... Mỗi vị trí đều phản ánh những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn thường liên quan đến gan, phổi, tâm lý, hormone hoặc hệ tiêu hóa. Vậy các vị trí nổi mụn nam trên mặt nói lên điều gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Vị trí nổi mụn nam
Các Vị Trí Nổi Mụn Nam Nói Lên Điều Gì?
Để hiểu rõ vị trí nổi mụn nam thể hiện điều gì về sức khỏe, bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
Mụn mọc ở trán
Mụn mọc ở trán cho thấy cơ thể bạn có thể đang tích tụ nhiều độc tố. Nguyên nhân gây mụn ở vị trí có thể là do chức năng gan suy giảm, hệ tiêu hóa hoạt động kém, hoặc tinh thần không ổn định (do stress, căng thẳng kéo dài…). Bên cạnh đó, việc vệ sinh da không sạch, sử dụng sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc dưỡng tóc cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn ẩn hoặc mụn bọc trên trán.
Để phòng ngừa mụn ở trán, bạn nên:
Giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều đường và chất béo.
Bổ sung thêm rau xanh như cải xanh, súp lơ xanh vào chế độ ăn.
Uống các loại thảo dược hỗ trợ làm mát gan và thanh lọc cơ thể như trà hạt sen, trà râu ngô,…
Hạn chế sử dụng chất kích thích như bia, rượu, cà phê.
Tránh căng thẳng, không làm việc quá sức.
Duy trì lối sống lành mạnh, tránh thức khuya và tạo điều kiện để cơ thể thư giãn cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát mụn trên trán.
Mụn mọc ở thái dương
Mụn mọc ở thái dương
Khu vực thái dương, gần chân tóc, là vị trí mụn rất dễ xuất hiện. Nguyên nhân có thể đến từ việc sử dụng dầu gội hoặc sản phẩm chăm sóc da không phù hợp gây kích ứng, hoặc do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, như tiêu thụ quá nhiều đồ ăn dầu mỡ và thức ăn nhanh.
Ngoài ra, mụn ở thái dương còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe liên quan đến túi mật hoặc túi dịch.
Để giảm nguy cơ mụn ở vùng thái dương, bạn nên:
Hạn chế thực phẩm đóng hộp và thức ăn nhanh, vì chúng chứa nhiều dầu mỡ cùng chất béo không tốt, dễ khiến mụn phát triển ở thái dương.
Bổ sung rau củ, trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
Tránh ăn nội tạng động vật, do chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể làm gia tăng nguy cơ nổi mụn.
Vị trí mọc mụn nam trên lông mày
Nguyên nhân mọc mụn ở lông mày thường do da chưa được vệ sinh sạch sẽ hoặc kích ứng khi sử dụng mỹ phẩm,… Mụn mọc trên lông mày còn có thể do một số nguyên nhân trong cơ thể mà ít người để ý, như tuần hoàn máu kém, chức năng gan hoặc túi mật suy giảm, hay cơ thể bị thiếu nước.
Để hạn chế mụn mọc ở vùng lông mày, bạn nên:
Uống đủ nước, ưu tiên các loại thảo dược thanh lọc cơ thể và làm mát gan để hỗ trợ loại bỏ độc tố, cải thiện tình trạng mụn ở lông mày.
Tránh xa thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích như cà phê hay đồ ăn nhanh, giúp kiểm soát dầu trên da từ đó giảm bớt nguy cơ mụn hình thành.
Không ngồi yên một chỗ quá lâu, thay vào đó hãy vận động thường xuyên để tăng cường tuần hoàn máu, vừa tốt cho sức khỏe tổng thể vừa giúp da mặt sáng mịn, ít mụn hơn.
Vị trí mụn ở má
Vị trí mụn ở má
Chăn, ga, gối, điện thoại…là những vật thường xuyên tiếp xúc với má, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, dễ tích tụ vi khuẩn khiến các loại mụn hình thành ở 2 bên má như mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm,…
Bên cạnh đó, mụn ở má trái có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan như viêm gan hoặc suy gan. Những tình trạng này tác động trực tiếp lên quá trình bài tiết, gây tích tụ độc tố và hình thành mụn. Mụn đỏ ở má phải thường là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về phổi, có thể do lạm dụng thuốc lá.
Để ngăn ngừa mụn ở má, bạn nên:
Bổ sung các thực phẩm có tác dụng làm mát gan và thải độc như bí đao, rau cần, khổ qua, cà chua và táo, giúp cơ thể loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng gan.
Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, các chất kích thích, đồng thời tránh hút thuốc lá và giảm đồ ăn ngọt.
Tăng cường thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho phổi, cắt giảm đồ ngọt, bỏ chất kích thích và thuốc lá.
Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn và tập hít thở sâu để cải thiện chức năng phổi, từ đó giảm thiểu mụn.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình bài tiết, ngăn ngừa mụn phát triển trên má.
Vị trí mụn nam ở mũi
Mũi là vị trí thường xuyên xuất hiện các loại mụn như mụn đầu đen, mụn cám, mụn viêm,… Nguyên nhân chính là do dầu nhờn, lỗ chân lông to, hoặc vệ sinh da chưa sạch. Vị trí nổi mụn này thường liên quan mật thiết đến tim và phổi, mọc mụn ở vị trí này cảnh báo tình trạng tim, phổi đang gặp vấn đề.
Để giảm mụn ở vùng mũi, bạn nên:
Hạn chế thực phẩm cay nóng và đồ lên men như kim chi hay dưa chua muối.
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi.
Bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch như cá hồi, cá ngừ, quả óc chó và các loại hạt.
Đo huyết áp và theo dõi sức khỏe tim mạch thường xuyên.
Mụn mọc ở vị trí quanh miệng
Mụn mọc ở vị trí quanh miệng
Mụn mọc quanh miệng là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa kém, chẳng hạn như dạ dày, ruột non, hoặc ruột già đang gặp trục trặc. Chế độ ăn uống không lành mạnh: đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,… sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ruột và gan, dẫn đến tích tụ độc tố và gây mụn quanh miệng. Trong đó, mụn đinh râu mọc quanh miệng khá nguy hiểm và thường xuất hiện khi ruột hoặc gan suy giảm chức năng.
Để ngăn ngừa mụn quanh miệng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Thay thế thực phẩm đóng hộp bằng các món ăn từ nguyên liệu tươi sống.
Hạn chế đồ chiên xào và thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin cùng chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa và làm sạch cơ thể.
Chia nhỏ khẩu phần ăn để giảm tải cho hệ tiêu hóa, từ đó hạn chế mụn xuất hiện quanh miệng.
Bữa tối nên nhẹ nhàng, tránh ăn quá muộn để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi và phục hồi trong đêm.
Vị trí mọc mụn ở cằm
Cằm là khu vực mà mụn bọc, mụn trứng cá thường xuyên xuất hiện. Nguyên nhân thường là do thói quen xấu như sờ tay, chống tay lên cằm, khiến vi khuẩn lây lan và gây mụn. Ngoài ra, mụn ở cằm còn có thể là do thay đổi hormone, rối loạn nội tiết tố.
Để kiểm soát mụn ở vùng cằm, bạn nên:
Hạn chế đạm động vật và đường sữa, thay vào đó bổ sung rau củ quả, đậu nành, hạt lanh để cân bằng hormone và hạn chế nguy cơ nổi mụn ở cằm.
Hạn chế phẩm cay nóng, nhiều chất béo và chất kích thích để duy trì sự ổn định nội tiết.
Hạn chế chống tay lên cằm, chạm tay hoặc nặn mụn để không gây tổn thương da và ngăn mụn phát triển thêm.
Vị trí mụn trên quai hàm
Vị trí mụn trên quai hàm
Mụn trên quai hàm có thể xuất hiện từng nốt lẻ tẻ hoặc mọc thành từng cụm. Sự xuất hiện mụn ở khu vực này cho bạn biết sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể đang suy giảm. Ngoài ra, hệ bạch huyết hoạt động kém hiệu quả, làm cản trở quá trình thải độc, cũng là một nguyên nhân gây mụn ở quai hàm.
Để giảm mụn ở vùng quai hàm, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Ưu tiên sử dụng thực phẩm nấu chín và nước đun sôi để đảm bảo vệ sinh, đồng thời giảm nguy cơ mụn xuất hiện ở quai hàm.
Bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, bông cải xanh.
Thanh lọc cơ thể bằng các loại đồ uống thảo dược có tính mát, giúp loại bỏ độc tố hiệu quả.
Vị trí mụn mọc ở hàm dưới
Thói quen tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm cay nóng,… đều khiến vùng hàm dưới dễ nổi mụn. Ngoài ra, mụn ở hàm dưới còn là dấu hiệu cho thấy hệ bạch huyết thải độc kém, hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể đang suy giảm.
Để kiểm soát mụn ở vùng hàm dưới, bạn nên:
Ăn thực phẩm tươi sống thay vì đồ đóng hộp hay thức ăn nhanh.
Sử dụng tinh chất từ quả nho và các loại sinh tố giàu vitamin để hỗ trợ loại bỏ độc tố trong hệ bạch huyết.
Tăng cường vận động giúp tiết mồ hôi qua đó thúc đẩy quá trình thải độc qua hệ bạch huyết.
Thực hiện massage hoặc các phương pháp dẫn lưu bạch huyết để cải thiện lưu thông và tăng hiệu quả loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Xem thêm: Mụn Nội Tiết Ở Nam: Đặc Điểm, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Cách Phòng Tránh Và Điều Trị Các Loại Mụn Trên Mặt Hiệu Quả
Sau khi biết các phân biệt các loại mụn, bạn có thể xác định được chính xác tình trạng mụn mà mình đang gặp phải để có cách trị mụn phù hợp. Sau đây là một số cách giúp ngăn ngừa, điều trị các loại mụn trên mặt mà bạn có thể tham khảo:
Tẩy trang, vệ sinh da kỹ
Tẩy trang cho da vào mỗi cuối ngày, ngay cả khi không trang điểm hoặc không ra ngoài. Sau đó, sử dụng sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, giúp da thông thoáng và sạch sâu.
Duy trì rửa mặt 2 lần/ngày (sáng và tối) với loại sữa rửa mặt dịu nhẹ. Tuy nhiên, không nên rửa mặt quá 3 lần/ngày vì điều này có thể làm mất cân bằng độ ẩm, khiến da dễ nổi mụn hơn.
Thực hiện các bước chăm sóc da đúng cách
Không tự ý nặn mụn tại nhà vì nếu thực hiện sai cách, da có thể bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Với da mụn, nên có các bước skincare phù hợp cho da dầu mụn. Đắp mặt nạ đất sét 2 lần/tuần để hút nhờn, thu nhỏ lỗ chân lông và kiểm soát dầu. Tẩy tế bào chết 2-3 lần/tuần giúp loại bỏ da chết, hỗ trợ tái tạo da mới; khi thực hiện, massage nhẹ nhàng theo hình xoắn ốc để tránh làm da tổn thương hoặc chảy xệ.
Sử dụng mỹ phẩm phù hợp
Sử dụng mỹ phẩm phù hợp
Sử dụng mỹ phẩm phù hợp là cách để ngăn ngừa mụn quay trở lại. Với da mụn, ưu tiên sản phẩm chiết xuất thiên nhiên, chất lượng, thành phần lành tính như tràm trà, bí đao, rau má, diếp cá. Có khả năng thẩm thấu nhanh, không gây bí da, không kích ứng như serum HA hoặc kem dưỡng chứa Vitamin B5.
Duy trì lối sống lành mạnh
Xây dựng lối sống, sinh hoạt lành mạnh và điều độ để ngăn mụn tái phát. Hãy tập ngủ sớm (từ 22h mỗi ngày) và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng/ngày để hệ bài tiết có thời gian hoạt động hiệu quả.
Hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng vì chúng làm tăng tiết bã nhờn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn. Uống đủ nước, bổ sung rau củ và trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất, tăng cường sức đề kháng. Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng hoặc áp lực quá mức để hạn chế mụn.
Tạo thói quen sử dụng kem chống nắng
Tạo thói quen sử dụng kem chống nắng
Bạn nên thoa kem chống nắng dành riêng cho da mụn mỗi ngày, kể cả khi ở trong nhà, với chỉ số SPF từ 30+ đến 50+. Khi ra ngoài, cần che chắn kỹ bằng áo chống nắng, kính râm, mũ rộng vành để bảo vệ da khỏi tia UV. Hạn chế ra đường từ 10h-16h để giảm thiểu tác động của ánh nắng lên da.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Hiện nay, có nhiều loại kem hoặc gel bôi ngoài da hỗ trợ trị mụn đầu đen, mụn viêm, mụn bọc,… giúp giảm viêm và ngăn mụn tái phát. Các thành phần phổ biến trong thuốc bôi bao gồm Retinol, Benzoyl Peroxide, Salicylic Acid, Azelaic Acid,… Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và điều trị hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.
Điều trị mụn với thuốc uống được bác sĩ kê đơn
Điều trị mụn với thuốc uống được bác sĩ kê đơn
Với trường hợp mụn quá nặng, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh dạng uống theo đơn của bác sĩ. Lưu ý không kết hợp thuốc uống với thuốc bôi chứa Retinol hoặc Benzoyl Peroxide. Hơn nữa, thuốc cần do bác sĩ kê đơn, uống theo liệu trình, tránh lạm dụng để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Kết Luận
Trên đây là tổng hợp tất cả vị trí nổi mụn nam thường gặp trên da, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ này của Mỹ phẩm Fanmen, bạn đã có thêm nhiều gợi ý hữu ích để chăm sóc làn da trẻ khỏe, sạch mụn từ tận sâu bên trong. Đừng quên theo dõi website của Fanmen để tham khảo thêm nhiều kiến thức chăm sóc da hữu ích nữa nhé.